Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Triệu chứng và điều trị bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết đang diễn ra và có chiều hướng gia tang. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh và cách phòng chống hiệu quả.

Sốt xuất huyết là bệnh do 4 loại virus Dengue gây ra và do muỗi Aedes aegypti truyền bệnh.

Một khi bạn nhiễm một trong các loại virus sốt xuất huyết, cơ thể bạn sẽ “phát triển” khả năng miễn dịch đối với virus đó trong suốt phần đời còn lại của mình. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhiễm ba loại virus còn lại, vì vậy bạn vẫn có thể nhiễm cả bốn loại virus sốt xuất huyết trong đời.

Sốt xuất huyết lây truyền qua vết đốt của muỗi vằn chứa virus Dengue. Sự truyền bệnh từ người sang người không xảy ra. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai mắc bệnh sốt xuất huyết có thể truyền bệnh cho thai nhi.

Các triệu chứng sốt xuất huyết

Nếu bạn bị sốt xuất huyết, các triệu chứng thường bắt đầu khoảng 4 đến 10 ngày sau khi bị nhiễm virus. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng thường nhẹ và có thể bị nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh cúm hoặc một bệnh nhiễm trùng khác.

Trẻ nhỏ và những người chưa từng bị nhiễm bệnh có thể có triệu chứng nhẹ hơn trẻ lớn và người lớn. Các triệu chứng thông thường thường kéo dài từ 2 đến 7 ngày và có thể bao gồm:

  • Sốt cao đột ngột (lên đến 41°C)
  • Đau đầu dữ dội
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Đau khớp và cơ dữ dội
  • Phát ban trên da (xuất hiện từ 2 đến 5 ngày sau cơn sốt ban đầu)

Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết nặng có thể bao gồm:

  • Đau bụng
  • Nôn mửa từ nhẹ đến nặng (ba lần trong 24 giờ)
  • Chảy máu nhẹ từ mũi hoặc nướu răng
  • Nôn ra máu hoặc có máu trong phân
  • Mệt mỏi, bồn chồn hoặc cáu kỉnh
Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết

Các bác sĩ sử dụng xét nghiệm máu để kiểm tra các kháng thể đối với virus sốt xuất huyết hoặc sự hiện diện của nhiễm trùng. Bác sĩ cũng có thể sử dụng xét nghiệm virus học hoặc xét nghiệm huyết thanh học để chẩn đoán.

Xét nghiệm virus

Xét nghiệm này kiểm tra trực tiếp các yếu tố của virus. Loại xét nghiệm này thường yêu cầu thiết bị chuyên dụng và nhân viên được đào tạo về kỹ thuật, vì vậy, loại xét nghiệm này có thể không có sẵn ở tất cả các cơ sở y tế.

Xét nghiệm huyết thanh

Xét nghiệm này phát hiện các kháng thể trong máu để xác nhận tình trạng nhiễm trùng hiện tại hoặc gần đây.

Nếu bạn gặp các triệu chứng sốt xuất huyết sau khi đi du lịch nước ngoài, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra xem bạn có nhiễm virus hay không.

Điều trị sốt xuất huyết

Không có thuốc hoặc phương pháp điều trị dành riêng cho tình trạng sốt xuất huyết.

Nếu bạn được chẩn đoán rằng bị sốt xuất huyết, bạn nên sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để giảm sốt, đau đầu và đau khớp. Tuy nhiên, bạn nên tránh dùng aspirin và ibuprofen vì chúng có thể gây chảy máu nhiều hơn.

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe của bạn, bạn nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Nếu bạn cảm thấy tình trạng sức khỏe tệ hơn sau 24 giờ đầu tiên của bệnh - sau khi hạ sốt - bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để kiểm tra các biến chứng.

Biến chứng của bệnh sốt xuất huyết

Một tỷ lệ nhỏ những người bị sốt xuất huyết có thể phát triển một dạng bệnh nghiêm trọng hơn được gọi là sốt xuất huyết Dengue.

Sốt xuất huyết Dengue

Các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh sốt xuất huyết Dengue bao gồm có kháng thể với virus Dengue từ lần nhiễm trùng trước đó và hệ thống miễn dịch suy yếu.

Dạng bệnh hiếm gặp này có đặc điểm:

  • Sốt cao
  • Tổn thương hệ thống bạch huyết
  • Tổn thương mạch máu
  • Chảy máu mũi
  • Chảy máu dưới da
  • Chảy máu trong
  • Chảy máu nướu răng
  • Gan to
  • Suy hệ tuần hoàn

Các triệu chứng của sốt xuất huyết Dengue có thể gây ra hội chứng sốc Dengue, được đặc trưng bởi huyết áp thấp, mạch yếu, da lạnh, đổ mồ hôi và bồn chồn. Hội chứng sốc sốt xuất huyết rất nghiêm trọng và có thể dẫn đến chảy máu quá nhiều, thậm chí tử vong.

Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết

Phương pháp bảo vệ tốt nhất là tránh bị muỗi đốt và giảm số lượng muỗi. Khi ở trong khu vực có nguy cơ cao, bạn nên:

  • Tránh khu dân cư đông đúc.
  • Sử dụng kem chống muỗi trong nhà và ngoài trời.
  • Mặc áo sơ mi dài tay và quần dài.
  • Sử dụng máy lạnh thay vì mở cửa sổ.
  • Đảm bảo rằng các tấm chắn cửa sổ và cửa ra vào được chắc chắn và mọi lỗ hổng đều được bịt kín.
  • Sử dụng màn chống muỗi nếu chỗ ngủ không được che chắn.

Giảm số lượng muỗi bằng cách loại bỏ các khu vực sinh sản của muỗi. Những khu vực này bao gồm bất kỳ nơi nào mà nước vẫn có thể tích tụ, chẳng hạn như:

  • Bát ăn cho chim
  • Bát ăn cho vật nuôi
  • Hốc cây
  • Chậu hoa
  • Chai, lọ
  • Bất kỳ bình đựng nước nào trống

Những khu vực này nên được kiểm tra, đậy nắp hoặc thay mới thường xuyên.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các chế độ chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết đúng cách 

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm