Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trẻ sinh non, thiếu tháng có tính cân nặng như trẻ sinh đủ tháng?

Cùng tìm hiểu về cách tính cân nặng cho trẻ sinh non trong bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

Trẻ sinh non có thể được sinh ra sớm hơn từ 3 đến gần 15 tuần so với ngày dự sinh dự kiến ở tuần thứ 40. Việc em bé chào đời sớm như thế nào sẽ tạo ra sự khác biệt về sức khỏe và cân nặng khi sinh của em bé.

Cân nặng của trẻ sinh non cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ. Giai đoạn cuối trong 3 tháng cuối thai kỳ là lúc em bé tăng cân nhanh chóng để sẵn sàng chào đời. Một số trẻ tăng cân nhanh hơn những trẻ khác nhưng sinh sớm thường đồng nghĩa với trẻ nhỏ và nhẹ cân. Những em bé được sinh ra quá nhỏ có thể phải đối mặt với nhiều thử thách hơn và cần phải lớn lên một chút trước khi có thể về nhà.

May mắn thay, lồng ấp và chăm sóc trẻ sơ sinh có thể giúp hầu hết trẻ sinh non bắt kịp đà tăng trưởng và phát triển. Những em bé được sinh ra sớm nhất là 25 tuần có tỷ lệ sống sót lên tới 81%, trong khi một em bé sinh ra ở khoảng 34 tuần có thể có tỷ lệ sống sót là 100%.

Điều gì ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sinh non?

Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sinh non bao gồm các biến chứng khi mang thai, nhiễm trùng và hành vi của người mẹ. Nhưng một trong những yếu tố chính khiến trẻ sinh ra sớm và nhẹ cân là mang đa thai. Nếu bạn đang mang thai đôi, thai ba hoặc nhiều hơn, con của bạn có nhiều khả năng sinh non và nhẹ cân.

Một số em bé có thể chỉ được sinh ra hơi sớm hoặc thậm chí đủ tháng và vẫn có cân nặng khi sinh thấp. Thường không có bất kỳ triệu chứng nào cho thấy em bé của bạn sẽ sinh ra nhẹ cân. Đó là lý do tại sao bạn nên đi khám định kỳ khi mang thai. Các vấn đề trong khi mang thai có thể làm chậm sự phát triển của em bé bao gồm:

  • Vấn đề với nhau thai bên trong tử cung
  • Sức khỏe của mẹ
  • Tình trạng sức khỏe ở em bé

Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus ở phụ nữ mang thai cũng có thể gây ra tình trạng trẻ sơ sinh nhẹ cân. Các bệnh nhiễm trùng này bao gồm: nhiễm toxoplasma, cytomegalovirus, bệnh giang mai, rubella,...

Các vấn đề khác có thể làm tăng nguy cơ nhẹ cân ở trẻ sơ sinh bao gồm: 

  • Tuổi mẹ quá trẻ hoặc quá lớn (dưới 17 tuổi và trên 35 tuổi)
  • Hút thuốc lá khi mang thai
  • Sử dụng rượu bia khi mang thai
  • Bệnh tim mạch
  • Tăng huyết áp
  • Mắc bệnh tự miễn
  • Dinh dưỡng kém trước và trong khi mang thai
  • Chăm sóc y tế kém trong khi mang thai
  • Phơi nhiễm với chì
  • Có vấn đề với kích thước hoặc hình dạng tử cung

Trẻ sinh non có tính cân nặng chuẩn như trẻ sinh đủ tháng không?

Bảng cân nặng chuẩn của trẻ sinh non được so sánh với bảng chuẩn mực chung về cân nặng, chiều cao của trẻ cùng tuổi, cùng giới tính để làm thước đo về sự phát triển của trẻ. Hầu hết trẻ sinh non nhẹ cân bắt kịp cân nặng và tăng trưởng khi chúng được khoảng 18 đến 24 tháng tuổi. Bác sĩ nhi khoa của con bạn sẽ lập biểu đồ về mức tăng cân của trẻ so với những đứa trẻ khác cùng tuổi và cùng giới tính, để cho biết chúng đang phát triển tốt như thế nào.

Trẻ sơ sinh nhẹ cân thường được điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt ngay sau khi sinh. Điều trị bao gồm:

  • ôxy
  • trợ thở
  • lồng ấp có kiểm soát nhiệt độ
  • thức ăn (có thể dùng xông)
  • vitamin A và các chất bổ sung dinh dưỡng khác

Nhiều trẻ sinh non cũng gặp khó khăn trong việc bú và phối hợp giữa việc bú và nuốt. 

Trẻ sẽ được cân và đo chiều cao. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra chu vi (kích thước) đầu của chúng. Kích thước vòng đầu của em bé là một dấu hiệu quan trọng của sự tăng trưởng và phát triển tốt sau khi sinh.

Tóm lại, trẻ sinh non thường có cân nặng khi sinh thấp. Cân nặng khi sinh thấp hơn làm tăng nguy cơ biến chứng và một số vấn đề sức khỏe lâu dài. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là mặc dù bạn không thể kiểm soát mọi yếu tố, nhưng việc đưa ra những lựa chọn lành mạnh trong thời kỳ mang thai và duy trì việc chăm sóc trước khi sinh sẽ giúp mang lại cho con bạn sự khởi đầu tốt nhất.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trẻ sinh non và thiếu máu

 

Hoàng Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam -
Bình luận
Tin mới
  • 21/07/2025

    6 thực phẩm hàng đầu giúp cơ thể sản xuất collagen

    Để tối ưu hóa quá trình sản xuất collagen của cơ thể, bên cạnh một chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng, việc tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C rất quan trọng.

  • 21/07/2025

    Leptospirosis: Hiểu rõ về bệnh và cách phòng tránh

    Bệnh leptospirosis, hay còn gọi là bệnh xoắn khuẩn vàng da, không còn xa lạ ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi mà những trận mưa lớn và lũ lụt thường xuyên xảy ra. Với các biểu hiện từ nhẹ nhàng như cảm cúm cho đến nguy hiểm như suy đa tạng dẫn đến tử vong.

  • 20/07/2025

    Thực phẩm giàu magie có liên quan tới giấc ngủ ngon

    Magie được phát hiện có vai trò với giấc ngủ ngon nên nồng độ magie thấp có thể dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ. Tham khảo một số thực phẩm giàu magie giúp cải thiện giấc ngủ.

  • 20/07/2025

    7 mẹo để ngủ ngon hơn khi bạn bị bệnh

    Chống lại cảm lạnh có thể làm bạn mất năng lượng và cảm thấy mệt mỏi. Nhưng sẽ rất khó ngủ khi bạn liên tục ho, hắt hơi hoặc chống chọi với cơn sốt.

  • 19/07/2025

    Cách ăn tinh bột thông minh để giảm cân an toàn

    Rất nhiều người trong quá trình giảm cân có xu hướng cắt giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn tinh bột khỏi chế độ ăn. Biện pháp này có hiệu quả không và nên làm gì để giảm cân an toàn?

  • 19/07/2025

    Mẹo phòng ngừa các vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa hè

    Mùa hè thường gắn liền với những trải nghiệm tích cực như ánh nắng rực rỡ, các hoạt động ngoài trời và kỳ nghỉ thư giãn. Tuy nhiên, thời tiết oi bức kết hợp với độ ẩm cao cũng khiến mùa hè trở thành thời điểm dễ phát sinh các vấn đề sức khỏe đáng lo ngại.

  • 18/07/2025

    5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương

    Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.

  • 18/07/2025

    Ô nhiễm không khí và nguy cơ với sức khỏe, những giải pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.

    Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.

Xem thêm