Thiếu máu được định nghĩa là điều kiện mà cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh hoặc suy giảm số lượng hồng cầu. Hồng cầu (erythorocytes) có hình đĩa với hai mặt lõm, chứa hemoglobin protein giàu sắt. Máu sẽ có màu đỏ tươi khi hemoglobin lấy oxy từ phổi. Máu giàu oxy sẽ đi khắp cơ thể, cung cấp oxy cho các tế bào, mô, cơ quan. Thiếu máu là sự thiếu hụt số lượng những tế bào hồng cầu này.
Nhưng ở đây điều này thực sự là gì? Thiếu máu ảnh hưởng như thế nào đến trẻ sinh non và chúng ta có thể làm gì để khắc phục được vấn đề này?
Thiếu máu là một tình trạng phổ biến và có thể xảy ra bởi rất nhiều lý do. Trước khi sinh, đứa bé lấy nhiều lượng oxy qua nhau thai của mẹ hơn bình thường. Vì vậy khi trẻ được sinh ra và có nhiều oxy hơn, chúng không cần thêm tế bào hồng cầu để lấy oxy khi tự thở nữa. Bởi sự thay đổi này, cơ thể tạm ngừng sản sinh thêm các tế bào hồng cầu vì cơ thể vẫn chưa dùng đến. Số lượng tế bào hồng cầu từ đó mà giảm dần trong máu.
Khi mức độ hồng cầu quá thấp, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh các tế bào mới. Đây là quá trình bình thường của cả trẻ đủ tháng và trẻ sinh non. Ở người lớn và trẻ nhỏ, các tế bào máu mới liên tục được được tạo ra và phân hủy trong cơ thể. Quá trình này xảy ra tuần hoàn, liên tiếp. Ở trẻ sinh non, chu kỳ phân hủy hồng cầu thường nhanh hơn quá trình sản xuất. Do đó trẻ sinh non dễ bị thiếu máu.
Thai phụ cũng có thể thiếu máu do quá trình mang thai và sinh đẻ. Vì vậy cần xác định nhóm máu của bà mẹ và có những chuẩn bị cần thiết trong các tình huống khẩn cấp.
Một em bé sinh non sẽ được theo dõi chặt chẽ trong lồng ấp và thực hiện các xét nghiệm máu hematocrit và hemoglobin (còn gọi là H&H). Hematocrit đo lường phần thể tích máu được tạo thành từ các tế bào hồng cầu trong cơ thể. Lượng hematocrit bình thường trong cơ thể là 35-65%. Lượng hemoglobin bình thường nằm trong khoảng 10-17(mg/DL). Các con số này thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi tháng và sức khỏe của trẻ sơ sinh. Trẻ sinh non còn được xét nghiệm thêm về chỉ số hồng cầu lưới (retic). Hồng cầu lưới là những tế bào hồng cầu mới chưa trưởng thành. Sự hiện diện của hồng cầu lưới trong cơ thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bắt đầu sản sinh và các tế bào hồng cầu.
Cơ thể cần sắt để tạo ra hemoglobin. Nếu không đủ sắt, việc sản xuất hemoglobin sẽ bị hạn chế do đó ảnh hưởng đến sản xuất hồng cầu. Trẻ sinh non đẻ ra với lượng sắt thấp hơn bình thường so với trẻ đủ tháng. Khi tiền chất bắt đầu phát triển để sản sinh ra hồng cầu, trẻ sẽ nhanh chóng hết đi lượng sắt lưu trữ trong cơ thể. Để ngăn ngừa hoặc hỗ trợ các trường hợp thiếu máu, trẻ nên được bổ sung sắt hàng ngày dưới dạng giọt.
Hầu hết trẻ sẻ thiếu máu trong một vài thời điểm nào đó khi nuôi ở lồng ấp. Một số trẻ có thể chịu đựng được mức hemoglobin thấp mà không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào. Những thai nhi sinh ở tuần thứ 28 hoặc có cân nặng dưới 1.000gram đang có tình trạng nhiễm trùng hoặc đang thở máy có thể không dung nạp mức hồng cầu thấp và có thể cần truyền máu.
Truyền máu có thể được chỉ định nếu em bé có dấu hiệu thiếu máu. Các dấu hiệu có thể bao gồm: nhợt nhạt, giảm hoạt động, tăng thở (thở nhanh) hoặc khó ngủ khi nghỉ ngơi, tăng cân chậm hơn so với trẻ bình thường. Trẻ cũng có thể có nhịp tim nhanh hoặc có nhiều cơn ngưng thở.
Truyền máu được thực hiện với các bịch máu được tách chiết sẵn chỉ chứa riêng các tế bào hồng cầu. Khi truyền máu cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản.
Một trong những phương pháp điều trị mới nhất và chưa được áp dụng rộng rãi hiện nay là sử dụng erythropoietin. Erythropoietin là một hormone tự nhiên trong cơ thể kích thích sự sản xuất các tế bào hồng cầu mới. Điều trị bằng erythropoietin bao gồm tiêm, ba lần một tuần và kèm bổ sung sắt.
Điều quan trọng cần nhớ là thiếu máu là kết quả của một quá trình bình thường ở tất cả các trẻ sơ sinh, nhưng là tình trạng đặc biệt phổ biến với trẻ sinh non. Thiếu máu được điều trị dễ dàng và nó là một trong những tình trạng mà những trẻ sinh non phải trải qua.
Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: Những câu hỏi về thiếu máu
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.