Tại sao trẻ đẻ non cần can thiệp sớm?
Không phải tất cả trẻ sinh non đều cần can thiệp sớm, nhưng những trẻ sinh non có nguy cơ mắc nhiều bệnh khiến chúng cần tới những can thiệp sớm. Tình trạng như xuất huyết não thất hoặc những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ sinh non có thể khiến trẻ chậm phát triển, rối loạn nhận thức hoặc tình cảm, ngôn ngữ và ăn uống, gặp phải vấn đề về những vấn đề xã hội hoặc những vấn đề khác.
Dịch vụ nào được đưa ra?
Can thiệp sớm có thể được cung cấp tại nhà, ở nhà trẻ, ở trạm y tế xã. Thường liệu pháp can thiệp sớm bao gồm phụ huynh trong kinh nghiệm điều trị, và dạy phụ huynh cách tự điều trị. Một số dịch vụ can thiệp sớm phổ biến bao gồm:
Khi trẻ lớn lên, can thiệp sớm có thể được đưa ra ở hệ thống trường mầm non. Trong một số trường hợp, dịch vụ có thể giúp trẻ hòa đồng hơn với những trẻ khác hoặc tham gia vào các hoạt động điển hình ở trường mầm non.
Làm thế nào để đăng kí cho trẻ vào dịch vụ can thiệp sớm?
Can thiệp sớm nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Nhiều dấu mốc tốt nhất ở độ tuổi nhất định, chính vì thế chờ đợi có nghĩa là những trẻ bỏ lỡ những cánh cửa phát triển sẽ gặp khó khăn trong học tập những kĩ năng nhất định.
Nếu trẻ biểu hiện những chậm trễ trong phát triển hoặc gặp khó khăn trong những lĩnh vực khác, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa. Bác sĩ có thể định hướng nơi tốt nhất bạn có thể nhận được dịch vụ. Nếu bác sĩ không thể giúp, liên hệ với người hỗ trợ can thiệp sớm ở địa phương.
Dịch vụ nào được sử dụng
Bước đầu tiên trong can thiệp sớm là đánh giá toàn diện cho trẻ. Phụ huynh được tham gia, và ý kiến của họ rất quan trọng. Sau khi đánh giá, gia đình và nhân viên phụ trách sẽ viết kế hoạch dịch vụ cá nhân cho trẻ. Kế hoạch này đưa ra những thông tin về chương trình can thiệp sớm cho trẻ, bao gồm nhu cầu, mục tiêu của dịch vụ, dịch vụ đặc biệt và trẻ nên chuyển khỏi chương trình hoặc loại chăm sóc tiếp theo.
Can thiệp sớm có hiệu quả không?
Can thiệp sớm rất có ích với trẻ sinh non. Nghiên cứu ngắn hạn cho thấy khoảng ¾ phụ huynh của trẻ sinh non cảm thấy can thiệp sớm có ích cho gia đình. Và một số nghiên cứu sớm cho thấy trẻ có can thiệp sớm thể hiện tốt hơn ở trường, có chỉ số IQ cao hơn.
Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.
Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.
Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.
Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây
Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.