Hãy tham gia các hoạt động vận động cùng trẻ
Bữa tối đã qua, thay vì ngồi trong phòng xem ti vi thì bạn có thể tạo ra sự khác biệt bằng cách đi dạo và nói những câu chuyện với trẻ, nhưng không phải câu chuyện về việc học hành hay việc nhà của trẻ mà là những câu chuyện vui vẻ xoay quanh cuộc sống. Nếu đó là niềm vui cho tất cả mọi người thì trẻ cũng sẽ hào hứng làm mỗi ngày.
Mục tiêu là mỗi ngày một tiếng.
Trẻ con cần hoạt động khoảng 60 phút mỗi ngày và các hoạt động đó nên là sự kết hợp của nhiều loại hoạt động như : aerobic (chạy hoặc đi bộ nhanh); củng cố sức mạnh của cơ bắp (chống đẩy), củng cố sức mạnh của xương khớp (nhảy dây). Không nhất thiết phải dành cả một tiếng để tập thể thao, bạn có thể chia nhỏ giờ tập luyện ra cho trẻ. Ví dụ như để trẻ dắt chó đi dạo hoặc leo trèo sau khi tan học.
Sử dụng máy đếm
Trẻ con rất thích nhứng tiện ích mà đo được những gì chúng đã làm. Một chiếc máy đếm có thể là động lực giúp trẻ hoạt động nhiều hơn. Bạn cũng có thể áp dụng một cuộc thi nho nhỏ để xem ai có thể tập thể dục nhiều hơn. Ví dụ như bạn có thể dùng điện thoại để đếm xem ai bước được nhiều nhất trong nhà và khuyến khích trẻ phá kỷ lục trước đó.
Hoạt động với niềm vui
Các hoạt động thể chất không nhất thiết là những cuộc thi đấu nên bạn cũng không cần đến những dụng cụ chuyên nghiệp. Tất nhiên là một cây vợt tennis hoặc một cặp ván trượt sẽ làm cho trẻ thêm phần phấn khích nhưng không cần đến những thứ xa xỉ đó thì trẻ mới hăng say luyện tập thể dục thể thao. Bạn có thể lựa chọn nhảy dây hoặc một quả bóng chơi ở bãi biển, những thứ này không hề tốn kém mà vẫn hiệu quả.
Để thêm phần thú vị, bạn có thể áp dụng những chiêu làm cho trẻ cảm thấy bất ngờ như giấu đồ chơi mới vào một chỗ bí mật nào đó trong nhà và để trẻ tự tìm ra được đồ chơi đó trong niềm vui sướng.
Tạo ra môi trường để trẻ hoạt động
Không khó để tạo ra môi trường kích thích trẻ vận động. Đưa trẻ đi đến các sân chơi hoặc sân vận động hoặc công viên. Hoặc bạn có thể khuyến khích các buổi đi dã ngoại với bạn bè của trẻ, cùng ăn một bữa ăn ngoài trời, cùng tham gia các trò chơi. Bạn có thể không cần phải làm gì nhiều tất cả chỉ là chọn đúng chỗ, đúng hoạt động vào đúng thời điểm.
Dạo quanh các lớp học ngoại khóa
Lớp học Akido, khiêu vũ, tennis, yoga, lớp nào cũng tuyệt vời cả. Hãy thử cho trẻ đi thăm quan các lớp học đó để trẻ có thêm niềm ưa thích với các hoạt động thể chất. Lưu ý là bạn nên cho trẻ học thử trước và để xem trẻ thích hay có năng khiếu với môn nào hơn. Ngoài ra việc này cũng giúp bạn tiết kiệm một phần chi phí cho việc luyện tập thể thao cho trẻ.
Trò chơi điện tử
Phải. Tại sao lại không nhỉ? Có phải tất cả trò chơi điện tử đều là kẻ thù của vận động đâu? Có những trò chơi điện tử như Kinect hay Wii sử dụng bộ cảm biến chuyển động giúp người chơi tương tác với trò chơi bằng cách vận động. Những trò chơi này có thể đốt cháy năng lượng gấp 200% so với những trò chơi thông thường khác.
Có rất nhiều thể loại vận động trong các trò chơi điện tử như yoga, khiêu vũ, các môn thể thao… để trẻ lựa chọn. Nhưng để đảm bảo sức khỏe nói chung thì thời gian chơi không nên quá hai tiếng mỗi ngày.
Các hoạt động vui vẻ
Các hoạt động vận động không nhất thiết phải là tập thể dục. Bạn có thể nô đùa với trẻ như nắm tay chúng cùng nhảy vào một đống lá hoặc cùng trẻ trồng hoa tuy líp hoặc đi bộ tới thư viện, nặn người tuyết. Bạn có thể tạo ra rất nhiều hoạt động thú vị để trẻ thường xuyên vận động hơn chứ không phải là những gì trẻ bắt buộc phải làm.
Động viên khuyến khích trẻ
Có thể mất rất nhiều thời gian để trẻ làm quen với một loại hoạt động thể lực, những lúc như thế bạn nên dành cho trẻ nhiều lời động viên hơn, khen ngợi sự tiến bộ của trẻ dù sự tiến bộ đó không nhiều. Cho trẻ tham gia các môn thể thao không có nhiều sự cạnh tranh như đi bộ đường dài hoặc chèo thuyền kaya. Điều quan trọng là trẻ cảm thấy được coi là một nhân tố quan trọng trong trò chơi và nhận ra rằng hoạt động thể chất là dành cho tất cả mọi người.
Tìm ra niềm đam mê với các hoạt động thể chất
Bạn nên giúp con hiểu là vận động là một phần của cuộc sống bình thường và vận động có thể trở lên rất thú vị nếu chúng ta yêu thích chúng. Hãy tìm ra một hoạt động ưa thích của bạn chia sẻ với trẻ để xem trẻ có hứng thú không. Nếu trẻ không hề thích vận động kiểu đó thì không sao chúng ta có thể thử hoạt động khác.
Khéo léo lồng nghép sự vận động vào trong những công việc hằng ngày
Ví dụ khi đi đến các khu mua sắm, bạn hãy cố gắng để xe ở một chỗ xa để tạo cơ hội cho trẻ đi bộ đến khu mua sắm. Khi vào khu mua sắm thì cháy đi thang bộ thay vì đi thang máy hoặc có một cuộc đua xem ai đến khu đồ chơi trước tiên. Tận dụng những công việc hằng ngày để tạo ra cơ hội vận động như đi bộ, chạy nhảy không chỉ là thói quen hằng ngày mà còn là bản năng của trẻ.
Bs. Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo webmd