Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sức khỏe tâm thần trẻ em- những điều cần biết

Theo thống kê tại Mỹ, hàng năm có khoảng 20% số trẻ em Mỹ được chẩn đoán mắc các rối loạn tâm thần và có khoảng 5 triệu trẻ em và trẻ vị thành niên mắc những vấn đề tâm lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Những bênh tâm thần phổ biến ở trẻ em

Trẻ em có thể mắc các bệnh tâm thần sau:

  • Rối loạn lo âu: trẻ em mắc chứng rối loạn lo âu thường đáp ứng với các tình huống sợ hãi, căng thẳng bằng các dấu hiệu sinh lý như tăng nhịp tim, đổ mồ hôi.
     
  • Rối loạn về ứng xử: trẻ em mắc chứng này có xu hướng coi thường các quy tắc và  không tuân theo bất kỳ một khuôn khổ nào ở cả xã hội và trong trường học.
     
  • Rối loạn phát triển lan tỏa: trẻ em mắc chứng này thường nhầm lẫn trong suy nghĩ và hiểu biết thế giới xung quanh chúng.
  • Rối loạn ăn uống:  rối loạn ăn uống liên quan đến cảm xúc mãnh liệt và thái độ cũng như những hành vi bất thường của trẻ liên quan đến cân nặng và đồ ăn.
  • Rối loạn bài tiết: những rối loạn ảnh hưởng đến các hành vi đi đại, tiểu tiện của trẻ.
  • Rối loạn tâm trạng: là những rối loạn liên quan đến nỗi buồn dai dẳng hoặc sự thay đổi tâm trạng nhanh chóng.
  • Tâm thần phân liệt: là bệnh tâm thần nghiêm trọng có liên quan đến việc nhận thức méo mó và sai lệch về thế giới
     
  • Rối loạn TIC: những trẻ mắc rối loạn này thường biểu diễn lặp đi lặp lại, đột ngột, không có chủ ý một động tác vô nghĩa hoặc một âm thanh nào đó.

Một số các bệnh như rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống, rối loạn tâm trạng và tâm thần phân liệt có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Một số rối loạn còn lại như rối loạn hành vi, rối loạn phát triển, rối loạn trong giao tiếp và học tập có thể chỉ diễn ra trong  thời thơ ấu nhưng cũng có những trường hợp kéo dài đến khi trưởng thành.

Triệu chứng của bệnh tâm thần ở trẻ em

Tùy thuộc vào loại rối loạn tâm thần mắc phải mà trẻ em có những dấu hiệu, triệu chứng khác nhau. Nhưng các rối loạn đó vẫn có một số triệu chứng chung như

  • Thay đổi kết quả học tập, chẳng hạn như điểm học tập thấp dù đã rất chăm chỉ học.
     
  • Lạm dụng chất gây nghiện hoặc rượu
  • Không có khả năng đối phó với các khó khăn thường ngày hoặc các hoạt động thường ngày
  • Rối loạn giấc ngủ hoặc thói quen ăn uống
  • Phàn nàn về các bệnh thông thường như đau bụng, đau đầu…
  • Trốn học, trộm cắp, xâm phạm, phá phách
  • Nỗi sợ tăng cân
  • Những cảm xúc tiêu cực kéo dài thường kèm theo chán ăn và có ý nghĩ tự tử.
  • Bùng phát sự tức giận thường xuyên 
     
  • Giảm hứng thú trong các hoạt động xã hội mà trước đây trẻ thích
  • Lo âu và bất an thái quá
  • Quá hiếu động
  • Ác mộng hoặc nỗi sợ dai dẳng vào ban đêm
     
  • Hành vi bất cần hoặc hành vi hung hăng
  • Cơn giận dỗi thường xuyên
  • Ảo giác nghe thấy giọng nói trong đầu hoặc nhìn thấy những thứ không ở đây.

Nguyên nhân gây ra các bệnh tâm thần ở trẻ em

Nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em chưa được làm sáng tỏ nhưng các nhà khoa học cho rằng đó là sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm các yếu tố sinh học và di truyền, các tổn thương về mặt tâm lý, môi trường xã hội.

  • Yếu tố di truyền: một số bệnh tâm thần mang tính chất gia đình có nghĩa là khả năng để phát triển một rối loạn tâm thần có thể được truyền từ cha mẹ đến con cái của họ.
  • Sinh học: một số rối loạn tâm thần có liên quan đến hóa chất đặc biệt trong não gọi là chất dẫn truyền thần kinh.  Chất dẫn truyền thần kinh giúp các tế bào thần kinh trong não giao tiếp với nhau. Nếu vì một lý nào đó nồng độ những hóa chất này bị mất cân bằng hoặc không hoạt động thì sẽ dấn đến tình trạng dẫn truyền thông tin không chính xác từ não bộ đến các cơ quan gây ra những triệu chứng trên. Bên cạnh đó một số khiếm khuyết của não bộ cũng có liên quan đến các bệnh tâm thần.
  • Tổn thương tâm lý: một số bệnh tâm thần xảy ra sau khi trẻ bị tổn thương tâm lý chẳng hạn như bị lạm dụng về thể chất, tinh thần hoặc tình dục hoặc mất bố hoặc mẹ sớm hoặc thiếu sự quan tâm chăm sóc của người thân.
  • Các yếu tố từ môi trường: các căng thẳng hoặc chấn thương có thể gây ra bệnh tâm thần ở nhóm trẻ em đã sẵn có những rối loạn tâm thần.

Chẩn đoán bệnh tâm thần ở trẻ em

Cũng giống như người lớn, chẩn đoán bệnh tâm thần của trẻ em cũng dựa trên các dấu hiệu hoặc triệu chứng nghi ngờ. Tuy nhiên việc chẩn đoán bệnh trên trẻ em gặp nhiều khó khăn hơn vì hành vi của trẻ em không ổn định. Một số hành vi như nhút nhát, lo âu, ăn uống thất thường, giận dữ được coi là triệu chứng của rối loạn tâm thần nhưng lại là những hành vi bình thường của trẻ. Đối với trẻ em, những hành vi bất thường phải diễn ra trong một thời gian dài và mức độ phải rất thường xuyên gây ra sự gián đoạn trong hoạt động của trẻ hoặc của gia đình thì mới được coi là dấu hiệu của bệnh.

Nhiều khi những rối loạn trong hành vi tính cách của trẻ có thể là do ảnh hưởng của các bệnh lý thực thể hoặc do tác dụng phụ của thuốc điều trị nên các bác sỹ sẽ phải khám xem trẻ có mắc bất kỳ bệnh lý thực thể nào không trước khi đưa ra kết luận.

Nếu không tìm thấy tổn thương thực thể nào thì bác sỹ tâm thần hoặc bác sỹ tâm lý sẽ sử dụng những test đánh giá đặc biệt và dựa trên các quan sát thái độ  và hành vi của trẻ để đưa ra được kết quả.

Điều trị bệnh tâm thần ở trẻ em

Bệnh tâm thần cũng giống như nhiều bệnh khác đòi hỏi phải điều trị liên tục. Có nhiều lựa chọn điều trị như
  • Điều trị bằng thuốc: các thuốc chống loạn thần, chống trầm cảm, thuốc bình thần…
  • Điều trị tâm lý: các liệu pháp hỗ trợ tâm lý, nhận thức hành vi, liệu pháp gia đình
  • Một số phương pháp khác như phương pháp nghệ thuật, thể dục trị liệu đặc biệt hữu ích với trẻ nhỏ

Phòng bệnh tâm thần ở trẻ em

Hầu hết các bệnh tâm thần gây ra bởi những yếu tố có thể phòng được (môi trường và chấn thương tâm lý) và yếu tố không thể phòng được ( sinh học và di truyền). Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh tâm thần sẽ không ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của trẻ và gia đình.
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm