Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ nhỏ

Là cha mẹ, ai cũng muốn con mình được phát triển khỏe mạnh và không gặp phải vấn đề gì. Và chắc chắn, các bậc cha mẹ cũng sẽ làm bất cứ điều gì có thể, để đảm bảo rằng, con mình được sống hạnh phúc.

Bạn có thể đã nghe nói đến chứng tự kỷ ở trẻ, nhưng nếu bạn đang mang thai, thì bạn cần hiểu rõ hơn về chứng tự kỷ, ví dụ như tự kỷ là gì, tự kỷ ảnh hưởng đến trẻ như thế nào và làm thế nào để phát hiện chứng tự kỷ ở trẻ sớm nhất!

Tự kỷ là gì?

Đơn giản mà nói, thì tự kỷ là một khiếm khuyết về mặt phát triển, ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ trên thế giới mỗi năm. Theo các chuyên gia, thì rối loạn tự kỷ có thể ảnh hưởng đến chức năng não bộ của trẻ và do vậy, ảnh hưởng đến kỹ năng giap tiếp và tương tác xã hội của trẻ.

Trẻ tự kỷ thường gặp phải những khó khăn nhất định trong việc tương tác với mọi người và thường phải đối mặt với những vấn đề gặp phải khi đến trường. Tuy nhiên, chứng tử kỷ thường sẽ biểu hiện trong vòng 3 năm đầu đời, và nếu được can thiệp sớm, trẻ vẫn có rất nhiều hy vọng.

Phát hiện dấu hiệu tự kỷ ở trẻ

Với các bậc cha mẹ, thì việc chú ý đến các hoạt động phát triển của trẻ gần như là một việc ưu tiên hàng đầu. Tuy vậy, việc thường xuyên đưa trẻ đến khám bác sỹ nhi khoa cũng có thể giúp ích. Các bác sỹ có thể sẽ giúp bạn hiểu được và tiến hành các can thiệp cho trẻ, trong trường hợp trẻ gặp phải bất cứ vấn đề gì.

Dưới đây là hướng dẫn về một số dấu hiệu thường gặp và triệu chứng của những trẻ bị tự kỷ theo từng giai đoạn.

Trẻ 3 tháng tuổi

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, trẻ bị tự kỷ có thể biểu hiện một số triệu chứng từ khi chưa đủ 3 tháng tuổi. Ví dụ:

  • Trẻ không cười khi có nhiều người ở xung quanh
  • Trẻ không đáp ứng lại với tiếng ồn, hoặc âm thanh bất ngờ từ môi trường
  • Trẻ không có vẻ như muốn nói, hoặc phát âm
  • Trẻ không phản ứng lại khi gặp người lại
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc cầm, nắm các vật khác
  • Trẻ không đưa mắt dõi theo các vật chuyển động

Trẻ 7 tháng tuổi

Dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất, có thể quan sát được ở trẻ tự kỷ khi trẻ được khoảng 7 tháng tuổi bao gồm:

  • Trẻ không biểu hiện tình cảm đối với bạn
  • Trẻ không cười (cả nhoẻn miệng cười lẫn cười lớn) và không ê a tập nói
  • Trẻ không quay đầu lại để nhìn bạn
  • Trẻ không với để lấy các vật
  • Trẻ không thực hiện một số hành động để cố gắng thu hút sự chú ý của bạn
  • Trẻ rất hiếm khi thể hiện sự thích thú với một hoạt động gì đó, ví dụ như trò chơi ú òa
  • Trẻ không phản ứng lại với bất cứ sự việc gì bất ngờ

Trẻ 12 tháng tuổi

Nếu trẻ bị tự kỷ, các dấu hiệu tự kỷ sẽ biểu hiện rõ hơn khi trẻ được gần 1 tuổi. Bao gồm:

  • Trẻ gần như không phát triển kỹ năng nói, không cố gắng tập nói hay không nói ra những từ đơn lẻ
  • Trẻ rất hiếm khi bò
  • Trẻ không đứng, kể cả khi có người đỡ hoặc được hỗ trợ
  • Trẻ không chỉ ra bất cứ vật nào làm trẻ thích thú cả.
  • Trẻ không lắc hoặc gật đầu

Những hiểu lầm về tự kỷ

Do tự kỷ là một tình trạng phức tạp về sức khỏe tinh thần, nên đa số mọi người thường vẫn có những hiểu lầm về chứng tự kỷ. Dưới đây là một số hiểu lầm thường gặp về chứng tự kỷ, biết được những hiểu lầm này có thể sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng bệnh này.

Cũng như những người khác, người bị tự kỷ cũng có thể cảm thấy vui, buồn, hạnh phúc và cảm nhận được tình yêu thương, mặc dù có thể họ không biểu hiện những trạng thái cảm xúc này ra ngoài.

Không phải lúc nào những người tự kỷ cũng có một năng lực đặc biệt nào đó, mặc dù có một số lượng không nhỏ người tự kỷ có thể sẽ có chỉ số IQ rất cao hoặc có một tài năng thiên bẩm nào đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như vậy.

Nếu bạn nhận thấy bất cứ biểu hiện nào bất thường ở trẻ (như đã liệt kê ở trên), bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sỹ để được chẩn đoán xác định sớm và can thiệp kịp thời. Nhờ có sự phát triển của khoa học công nghệ, ngày nay, tự kỷ không phải là một điều gì quá đáng sợ hay ghê gớm. Trẻ tự kỷ vẫn có thể sống một cuộc sống bình thường, vui vẻ như bao trẻ khác, do vậy, bạn cũng không nên quá lo lắng!

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Momjunction
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm