Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Biến dạng tai súp lơ

Bạn đừng quá sợ hãi khi nghe đến điều này, vì một số loại chấn thương có thể dẫn đến biến dạng tai súp lơ

Thế nào là Tai súp lơ?

Tai súp lơ là một dị tật mắc phải của tai ngoài. Tật này thường do chấn thương tai do vật cùn gây nên. Khi sụn tai bị chấn thương hoặc viêm, máu cung cấp cho sụn tai bị gián đoạn, gây nên một túi máu lớn trong sụn tại, gọi là tụ máu. Khi chấn thương tai được chữa lành, sụn tai thường bị co lại, gấp vào và nhợt nhạt, để lại hình giống hoa súp lơ, vì vậy gọi là tai súp lơ.  

Người đấu vật, đấm bốc và biểu diễn võ thuật đặc biệt nhạy cảm với loại chấn thương này, vì vậy, tai súp lơ cũng đôi khi được gọi là tai người đấm bốc hoặc tai người đấu vật.  

Năm 2014, tai súp lơ của đấu sĩ UFC Leslie Smith bị "nổ" sau cú đánh trực tiếp từ đấu thủ Jessica Eye, khiến trận đấu dừng lại. Đấu sĩ có tai súp lơ thường được rút dịch trong tai trước khi chiến đấu, nhưng tai vẫn bị tổn thương do các đòn dữ dội, khiến chảy máu đầm đìa.  

Nguyên nhân gây ra tai súp lơ

Tai dễ bị tổn thương với các chấn thương từ vật cùn hoặc khi bị đánh mạnh vào tai và cục máu hình thành dưới da, hoặc khi da mất kết nối với sụn, gây ra tai súp lơ.  

Sụn tai không có nguồn cung cấp máu khác ngoài các mạch máu đến từ lớp da bên trên. Khi lớp da bị tách khỏi sụn, hoặc bị ngăn với sụn bởi máu (máu tích tụ từ chấn thương hoặc viêm, nhiễm khuẩn), sụn bị tách ra khỏi nguồn dinh dưỡng quan trọng này. Cuối cùng, tế bào sụn chết làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Nếu không chữa trị, sụn tai kết hợp tạo thành nếp co ngoài tai, được gọi là biến dạng tai súp lơ. Một khi sụn chết và để lại sẹo (xơ hóa), biến dạng sẽ để lại vĩnh viễn. Tai cũng nhợt nhạt hơn do mất nguồn cung cấp máu. Ở một số trường hợp, phẫu thuật thẩm mĩ có thể cải thiện vẻ ngoài của tai.

Sụn hư tổn cũng có thể do xỏ khuyên phía trên tai. Xỏ khuyên có thể dễ dẫn đến nhiễm khuẩn sụn gọi là auricular perichondritis, có thể dẫn đến tai súp lơ. Một nguyên nhân thậm chí hiếm hơn là viêm sụn trong polychondritis tái phát.

 

Ảnh tai bình thường và tai súp lơ

Triệu chứng của tai súp lơ

Vì biến dạng tai súp lơ thường do sang chấn, các triệu chứng sẽ phụ thuộc vào độ nặng của chấn động đến tai.

Các triệu chứng cấp tính phổ biến của tai súp lơ

  • Đau
  • Sưng
  • Thâm tím
  • Biến dạng đường cong của tai

Các triệu chứng nặng của tai súp lơ

  • Mất thính giác
  • Nghe thấy tiếng trong tai (ù tai)
  • Đau đầu
  • Mắt mờ
  • Sưng mặt
  • Chảy máu nặng

Nếu tổn thương từ chấn động nặng, cần điều trị y tế ngay lập tính. Sẽ không có triệu chứng khi sụn của tai có vết sẹo và biến dạng.

Điều trị tai súp lơ

Mục tiêu của điều trị là ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn đến sụn do chảy máu từ khối máu tụ, điều trị nhiễm khuẩn và giảm viêm để tái lập kết nối từ da đến sụn dưới da. Thuốc kháng sinh sẽ được kê đơn để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Bệnh nhân có thể sẽ được giới thiệu đến bác sĩ tai mũi họng hoặc bác sĩ phẫu thuật thẩm mĩ để điều trị biến dạng và chữa lành thích đáng.

Phục hồi tai súp lơ bao gồm rút máu tích tụ đi (khối máu tụ) qua một vết mổ ở tai và băng ép kẹp da ở hai bên sụn.

Tiên lượng tai súp lơ

Khi điều trị tích cực và kịp thời, bệnh nhân sẽ tránh được biến dạng tai súp lơ. Chậm trễ trong việc chẩn đoán dẫn đến việc kiểm soát vấn đề khó khăn hơn, tăng nguy cơ cung cấp không đủ máu đến sụn tai, và tăng nguy cơ biến dạng.

Làm thế nào để ngăn ngừa tai súp lơ?

Đội mũ bảo hiểm và mũ trùm mặt bảo vệ khi tham gia các hoạt động thể thao có thể giúp phòng tránh chấn thương. Mũ bảo hiểm cũng bảo vệ khỏi chấn thương đầu.

Đến gặp bác sĩ (ưu tiên bác sĩ tai mũi họng hoặc bác sĩ phẫu thuật thẩm mĩ) để điều trị dứt điểm càng nhanh càng tốt sau khi chấn thương. 

Ngọc Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medicinenet
Bình luận
Tin mới
  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

  • 14/05/2025

    Chế độ ăn cho người bị chấy rận

    Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.

  • 14/05/2025

    Lợi ích sức khỏe của ngải cứu

    Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!

  • 13/05/2025

    8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết

    Ăn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

  • 13/05/2025

    Ảnh hưởng kính thực tế ảo tới sức khỏe

    Khi nghĩ đến thực tế ảo, người ta thường liên tưởng đến trò chơi điện tử và các loại hình giải trí khác. Nhưng nó cũng cho thấy triển vọng như một phương pháp điều trị bổ sung trong y học. Nhiều nghiên cứu ban đầu cho thấy công nghệ thực tế ảo có thể hỗ trợ giảm đau, điều trị rối loạn căng thẳng sau sang chấn, ám ảnh sợ hãi và một số triệu chứng trầm cảm.

  • 12/05/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh dại

    Chế độ ăn phù hợp với người bệnh dại (nhiễm virus dại) giúp giảm bớt sự khó chịu. Việc lựa chọn thức ăn mềm, dễ nuốt, giàu dinh dưỡng và tránh các chất kích thích là rất cần thiết.

  • 12/05/2025

    Tìm hiểu về xuyên tâm liên

    Xuyên tâm liên là một loại thảo dược được trồng ở Nam Á. Thực phẩm bổ sung có chứa thành phần xuyên tâm liên thường được sử dụng để làm giảm các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, giảm tình trạng viêm và giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thông thường nhờ chất andrographolide – hoạt chất có trong lá và thân cây xuyên tâm liên.

Xem thêm