Viêm phế quản là một bệnh lý thường gặp ở trẻ vào thời điểm giao mùa
Triệu chứng viêm phế quản thường gặp
Viêm phế quản cấp là bệnh trẻ thường mắc mỗi khi giao mùa. Đây là hiện tượng viêm nhiễm làm niêm mạc phế quản bị kích thích, tăng tiết dịch nhầy, thành phế quản dày lên, các sợi cơ trơn của thành phế quản bị co thắt làm tắc nghẽn lòng phế quản.
Nguyên nhân gây viêm phế quản thường gặp nhất là do virus gồm Adenovirus type 1-7, Enterovirus, virus cúm A và B, virus hợp bào hô hấp (RSV)…
Triệu chứng viêm phế quản có thể kéo dài tới khoảng 3 tuần kể từ khi trẻ nhiễm virus. Trẻ bị viêm phế quản cấp thường ho về đêm và sáng sớm, đau ngực và đau họng, sốt nhẹ, mệt mỏi... Trẻ bú mẹ còn có thể bú kém, nôn.
Dùng kháng sinh cho trẻ viêm phế quản có cần thiết?
Như đã nói ở trên, tác nhân gây viêm phế quản phổ biến là do các virus thường gặp. Thuốc kháng sinh có tác động đến vi khuẩn, nên không thể tiêu diệt các virus này. Do đó, phần lớn các trường hợp viêm phế quản, trẻ không cần thiết phải uống kháng sinh.
Nhiều bậc cha mẹ, cứ thấy con ho, sốt, đau rát họng… là tự ý mua kháng sinh về cho con uống mà không cần sự thăm khám của bác sĩ. Tác hại của việc dùng kháng sinh không đúng chỉ định làm bệnh nặng lên, nguy hiểm hơn là làm gia tăng tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh.
Kháng sinh chỉ được dùng trong trường hợp trẻ bị bội nhiễm do viêm phế quản. Trẻ có nguy cơ bội nhiễm cần được các bác sĩ đánh giá sức khỏe và dùng thuốc đúng chỉ định. Việc tự ý ngưng uống thuốc khi thấy con bớt ho và đau họng có thể làm vi khuẩn bùng phát mạnh mẽ hơn và không đáp ứng với điều trị.
Cách tốt nhất để trẻ không phải dùng tới kháng sinh là chủ động nâng cao hệ miễn dịch từ sớm, phòng bệnh cho con trong thời tiết giao mùa. Trong quá trình chăm sóc trẻ bị viêm phế quản, cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi, uống nhiều nước và bù điện giải. Có thể cho trẻ uống nước hoa quả, sinh tố. Ngoài ra, ở trẻ sốt cao nên cho trẻ uống dung dịch oresol để tránh mất nước.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Viêm phế quản ở trẻ em
Tháng 12 này Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam xét nghiệm canxi miễn phí khi thực hiện xét nghiệm vitamin D. Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678
Cùng khám phá cẩm nang du lịch cuối năm khỏe mạnh với những mẹo hữu ích giúp bạn phòng tránh say tàu xe, các bệnh thường gặp và chuẩn bị thuốc men cần thiết. Đảm bảo chuyến đi an toàn và tràn đầy năng lượng!
Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.