Sau nhiều thập niên kể từ khi khoa học phát minh ra loại thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, giờ đây, Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã xếp Việt Nam vào danh sách các quốc gia có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới.
Điều gì đã dẫn đến hiểm hoạ kháng thuốc của ngày hôm nay?
Dưới đây là một số những nguyên nhân và hậu quả của tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Liệu bạn chính là một trong những tác nhân thúc đẩy hiểm hoạ này ngày một nghiêm trọng hơn? Hãy nhận thức về mối hiểm nguy chung của toàn nhân loại, và tham gia vào các biện phápkhắc phục và giảm thiếu tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh.
1. Lạm dụng thuốc kháng sinh
Hầu hết mọi người khi mắc phải các căn bệnh thường thức ở giai đoạn khởi phát, thường tự mua thuốc kháng sinh tại các hiệu thuốc gần nhà. Đó có thể là các loại thuốc kháng sinh phổ rộng thuộc phân nhóm penicilin như amoxicillin hay ampicillin.
2. Vi khuẩn kháng thuốc nhờ gen (*)
Sự kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn nhờ vào các “gen kháng thuốc” có trong tế bào, nhờ đó có thể tồn tại và làm mất tác dụng của thuốc kháng sinh. “Gen kháng thuốc” của vi khuẩn được hình thành từ việc đột biến gen trong tế bào vi khuẩn.
Tuy nhiên, sự đột biến tự thân này của vi khuẩn gây bệnh, không hẳn là nguyên nhân chủ đạo và duy nhất của hiểm hoạ kháng thuốc kháng sinh. Một nguyên nhân khác là do các yếu tố lan truyền “gen kháng thuốc”, qua việc tiếp nhận “gen kháng thuốc” từ vi khuẩn trên động vật, hay “gen kháng thuốc” được lây truyền trên phạm vi toàn cầu.
– Đột biến: thuốc kháng sinh đã làm đột biến tính di truyền của vi khuẩn. DNA của vi khuẩn bị biến đổi theo hướng chống lại sự tác động của thuốc kháng sinh. Gen bị đột biến này được gọi là “gen kháng thuốc”. Nguyên nhân dẫn đến sự đột biến này là do việc dùng thuốc kháng sinh với liều lượng không theo quy chuẩn (không uống đủ liều lượng, hoặc uống quá liều). Vi khuẩn “sống sót” sau đợt điều trị trở nên “mạnh mẽ” hơn, từ đó “tiến hoá” và biến đổi DNA để chống lại tác dụng của thuốc kháng sinh.
– Phạm vi kháng thuốc xuyên quốc gia: một chủ thể mang trên mình vi khuẩn đã hình thành “gen kháng thuốc”. Người này khi đi đến một quốc gia khác, tiếp xúc với những loại vi khuẩn mới chưa có khả năng kháng thuốc, và lây truyền “gen kháng thuốc”, gây nên một dòng vi khuẩn kháng thuốc mới trên chính quốc gia đó, từ đó gây nênhiểm hoạ kháng thuốc kháng sinh thể mới trên toàn cầu.
Người bệnh dùng thuốc kháng sinh bừa bãi dẫn đến nguy cơ phát sinh những loại vi khuẩn đề kháng kháng sinh, và sản sinh ra chủng loại vi khuẩn thế hệ mới có mức độ đề kháng cả với loại kháng sinh cực mạnh, khi bị bệnh nặng sẽ không có loại kháng sinh tốt hơn để chữa trị. Bên cạnh tác dụng chữa bệnh, thuốc kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Việc dùng thuốc kháng sinh tùy tiện, ngoài việc giết chết những vi khuẩn gây bệnh, còn tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi cho cơ thể (ví dụ như vi trùng đường ruột tạo men tiêu hóa). Thậm chí, có thể gây ra những tai biến, nhẹ chỉ nổi mề đay, ban đỏ, ngứa, buồn nôn hoặc nôn; nặng có thể gây độc cho gan, thận hoặc sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng. (*1)
4. Khắc phục tình trạng kháng thuốc
– Chỉ mua và sử dụng thuốc khi được bác sĩ khám bệnh và kê đơn.
– Kháng đúng bệnh, kháng vi khuẩn không kháng vi rút: thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn chứ không hiệu quả trên virút. Do đó không thể dùng kháng sinh để trị cảm cúm hoặc các bệnh cảm ho thông thường khác do vi rút gây nên. (*2)
– Không tự ý tăng giảm liều lượng hay thay đổi loại thuốc kháng sinh: khi được bác sĩ kê đơn thuốc có bao gồm kháng sinh, kể cả khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm cũng không được tự ý ngừng uống thuốc, hay uống thêm ngoài đơn thuốc vì cho rằng “phòng bệnh” chắc chắn hơn. Trường hợp khác, khi dùng thuốc kháng sinh sau vài ngày không khỏi, không được tự ý đổi loại thuốc mà không qua chỉ định của bác sĩ.
– Không uống tiếp thuốc chưa dùng hết trong lần bệnh trước đó, tránh dùng thuốc quá hạn và tự “điều trị” bệnh mới tương tự mà chưa qua chẩn khám của bác sĩ.
– Không dùng lại đơn thuốc: không sử dụng lại đơn thuốc cho lần sau mà không được bác sĩ tái khám hoặc kê đơn mới.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.