Có rất nhiều bằng chứng cho thấy không có mức độ phơi nhiễm chì nào là an toàn. Chì là một chất độc mạnh, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt có hại với trẻ nhỏ. Mặc dù ở liều lượng thấp, chì vẫn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ, dẫn đến giảm chỉ số IQ, thay đổi hành vi như giảm khả năng chú ý, gia tăng các hành vi chống đối xã hội, giảm khả năng học hành.
Phơi nhiễm chì cũng có thể gây tổn thương thận, cơ quan sinh sản, và hệ miễn dịch, dẫn đến tình trạng thiếu máu và tăng huyết áp. Các tác động đến thần kinh và hành vi của chì thường không thể khắc phục.
Bà Nguyễn Kim Thúy, Giám đốc điều hành Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) cho biết các nguồn tiếp xúc với chì chủ yếu bao gồm ô nhiễm môi trường từ các hoạt động khai thác, nấu chảy, sản xuất, tái chế chì và sử dụng chì trong nhiều loại sản phẩm. Hơn 3/4 lượng chì tiêu thụ trên toàn cầu dành cho việc sản xuất ắc quy axit - cho các loại phương tiện giao thông có động cơ. Các sản phẩm chứa chì khác bao gồm bột màu, sơn, chất hàn, kính màu, kính pha lê chì, men gốm, đồ trang sức, đồ chơi, một số mỹ phẩm, các loại thuốc truyền thống...
Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em, tập trung ở những trẻ sống ở vùng nguy cơ cao như làng nghề, khu sản xuất tái chế sản phẩm chứa chì, nghiên cứu về chì trong đồ chơi, đồ dùng học tập của trẻ em trong các trường mầm non. Các nghiên cứu đã bước đầu cho thấy được bức tranh tổng quan về thực trạng nhiễm độc chì máu đối với những khu vực có nguy cơ cao khi tiếp xúc trực tiếp với chì.
"Nghiên cứu năm 2022 của chúng tôi và Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường cho thấy tất cả 20 trẻ mầm non tham gia nghiên cứu đều có hàm lượng chì máu cao hơn mức độ tham chiếu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (3,5 μg/dL). Cụ thể hàm lượng chì máu trung bình của trẻ em tham gia nghiên cứu là 4,75 μg/dL, thấp nhất là 3,59 μg/dL và cao nhất là 9,77 μg/dL", bà Thúy cho biết.
Loại bỏ sơn chì để bảo vệ trẻ
Được phát động lần đầu tiên vào tháng 10/2013, Tuần lễ Quốc tế Phòng chống Nhiễm độc Chì (ILPPW) diễn ra vào tuần thứ ba của tháng mười hàng năm là sáng kiến của Liên minh Toàn cầu về loại bỏ sơn chì, do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới dẫn dắt. Tuần lễ ILPPW năm này đánh dấu 10 năm nỗ lực hành động loại bỏ sơn chì.
"Trẻ em Việt Nam không thể chờ đợi, hãy loại bỏ sơn chì ngay!" là thông điệp kêu gọi của các nhóm hành động vì sức khỏe cộng đồng nhân dịp tuần lễ năm nay.
Đến năm 2021, 88 quốc gia trên thế giới đã có các biện pháp kiểm soát ràng buộc pháp lý để hạn chế việc sản xuất, nhập khẩu và bán sơn chì. Các giới hạn hàm lượng chì hiện có nằm trong khoảng từ 90 đến 1000 ppm hoặc cao hơn. Trong đó, 39 quốc gia có quy định giới hạn hàm lượng chì ở mức 90, 100 hoặc 600 ppm. Tất cả đều là hàm lượng tương đối thấp và cho thấy rằng các hợp chất chì có thể không được thêm vào sơn.
Ngày 21/12/2020, Việt Nam đã ban hành Thông tư số 51/2020/TT-BCT phê duyệt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn hàm lượng chì trong sơn ở mức: ≤ 600 ppm trong thời hạn 5 năm đầu kể từ ngày thông tư có hiệu lực và ≤ 90 ppm sau 5 năm kể từ ngày thông tư có hiệu lực.
Ngoài ra, hiện nay có sự chênh lệch đáng kể trong Tiêu chuẩn tham chiếu đối với hàm lượng chì máu ở trẻ em tại Việt Nam so với tiêu chuẩn mới ban hành năm 2021 của CDC Mỹ:Vì thế, các chuyên gia cho rằng Bộ Y tế và các cơ quan liên quan nên nghiên cứu, điều chỉnh mức giới hạn tiêu chuẩn khi xét nghiệm hàm lượng chì máu từ <10μg/dL xuống còn <3,5 μg/dL để từ đó có các giải pháp phòng chống nhiễm độc chì ở trẻ em khi tiếp xúc với các nguồn xung quanh môi trường sống, trường học có hiệu quả.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 yếu tố nguy cơ gây ngộ độc chì.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.