Các nhà khoa học tại Anh công bố rằng trầm cảm có thể là nguy cơ trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường loại 2. Theo đó, hai loại bệnh này có mối liên hệ với nhau, những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cũng có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao gấp đôi so với người khác.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra 7 biến thể di truyền góp phần gây ra hai loại tình trạng này. Đây là những gen đóng vai trò trong việc sản xuất insulin và gây viêm ở não, tuyến tụy và mô mỡ. Những thay đổi do gen gây ra bên trong cơ thể có thể giải thích phần nào quá trình dẫn tới trầm cảm và tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Tiến sĩ Elizabeth Robertson - giám đốc nghiên cứu tại Viện nghiên cứu bệnh tiểu đường Anh - cho biết: "Nghiên cứu cực kỳ quan trọng này mang lại cho chúng tôi những hiểu biết mới về mối liên hệ giữa di truyền, bệnh tiểu đường loại 2 và trầm cảm. Kết luận cho thấy trầm cảm có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2".
(Ảnh: Getty Images)
"Bệnh tiểu đường loại 2 rất phức tạp, có nhiều yếu tố nguy cơ và nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tình trạng này phổ biến hơn ở những người bị trầm cảm", tiến sĩ nói tiếp, "Nghiên cứu mới cho chúng tôi cái nhìn sâu sắc hơn về lí do tại sao trầm cảm hiện nay nên được coi là yếu tố nguy cơ đối với bệnh tiểu đường loại 2."
Đây là nghiên cứu xem xét dữ liệu di truyền từ hàng trăm nghìn cư dân nước Anh và Phần Lan, bao gồm 19.000 người mắc bệnh tiểu đường loại 2, 5.000 người được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm và 153.000 người tự cho biết mình bị trầm cảm. Nghiên cứu cho thấy 36,5% ảnh hưởng của trầm cảm đối với bệnh nhân tiểu đường có thể được giải thích là do béo phì.
Như vậy, trầm cảm, tiểu đường loại 2 và béo phì đã được xác nhận có liên kết chặt chẽ với nhau. Với phát hiện này, các nhà nghiên cứu hi vọng những người làm việc trong ngành chăm sóc sức khỏe có thể sàng lọc bệnh nhân trầm cảm nhằm phát hiện bệnh tiểu đường loại 2 và các tình trạng bệnh liên quan khác.
"Khám phá của chúng tôi làm sáng tỏ trầm cảm là nguyên nhân góp phần gây ra bệnh tiểu đường loại 2 và có thể giúp cải thiện các nỗ lực phòng ngừa. Những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên xem xét thực hiện các cuộc kiểm tra bổ sung nhằm ngăn ngừa tiểu đường loại 2 khởi phát ở những người bị trầm cảm", giáo sư Inga Prokopenko khẳng định.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 8 sai lầm phổ biến khi sử dụng thuốc chống trầm cảm.
Cùng tìm hiểu 7 cách đọc sách có thể tốt cho sức khỏe của bạn tại bài viết dưới đây.
Những người có lượng vitamin K thấp, có phổi kém khỏe mạnh hơn. Những người này cũng có nhiều khả năng bị hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và thở khò khè, một nghiên cứu mới cho biết.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những lý do khiến ngón tay bị sưng.
Vitamin K là một vi chất cần thiết cho cơ thể nhưng nó thường ít được quan tâm hơn các loại vitamin khác. Đối với người cao tuổi, vitamin K càng đặc biệt quan trọng vì nó tham gia vào quá trình lão hoá.
Tiểu đường là bệnh đang ngày càng trở nên phổ biến. Các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện từ từ thậm chí trong nhiều năm khiến cho việc nhận biết dấu hiệu trở nên khó khăn hơn.
Tận dụng tối đa lợi ích của các loại rau quả theo mùa để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng không chỉ giúp ngon miệng mà còn có lợi cho sức khỏe, tốt cho tim mạch.
Hầu hết những người khoẻ mạnh không cần ăn chế độ ăn ít muối. Muối rất quan trọng đối với những người năng động, khoẻ mạnh, đặc biệt nếu họ tập thể dục và mất muối qua mồ hôi. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn có thể ăn muối nhiều như bạn muốn. Với những người bị huyết áp cao thì nên tránh thực phẩm nhiều muối và hạn chế muối.
Chuyên gia dinh dưỡng gợi ý quy tắc 30/10 giúp bạn thiết kế thực đơn hàng ngày lành mạnh, đủ chất và no lâu. Theo đó, mỗi bữa ăn cần đảm bảo 30gr protein và 10gr chất xơ.