Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thực phẩm chức năng dạng nước thành xu hướng mới

Nhiều người biến thói quen uống nước lọc nhàm chán trở thành trào lưu hấp dẫn, bằng cách pha chế nước cùng collagen, điện giải, diệp lục. Điều này mở ra cơ hội cho thị trường thực phẩm chức năng dạng nước.

Đồ uống tăng cường sức khỏe là xu thế ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.

Khi thói quen uống nước trở nên hấp dẫn

Chúng ta đều đã quen với khuyến nghị uống đủ 1,5-2l nước mỗi ngày, nhưng không phải ai cũng chăm chỉ thực hiện. Nhiều người còn mua các dạng bình nước có chia vạch, dùng ứng dụng nhắc nhở bản thân uống đủ nước mỗi ngày.

Để thói quen uống nước trở nên hấp dẫn hơn, Kelly Stranick - một người sáng tạo nội dung trên nền tảng TikTok đã tạo ra công thức nước uống pha collagen, sữa non colostrum, các chất điện giải, nước diệp lục, vitamin từ nấm… Các nguyên liệu được pha trộn trong một chiếc cốc đẹp mắt, thêm đá và thưởng thức.

Kelly Stranick đăng tải video chia sẻ các công thức pha chế nước cùng thực phẩm bổ sung như collagen, diệp lục - Ảnh: New York Post

Kelly Stranick đăng tải video chia sẻ các công thức pha chế nước cùng thực phẩm bổ sung như collagen, diệp lục - Ảnh: New York Post.

Ngoài ra, cô cũng có những thức uống đơn giản hơn như nước đá pha chanh. Công thức cũng được biến tấu tùy lúc, với mục tiêu nhằm nâng tầm trải nghiệm uống nước, đồng thời cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất cần thiết trong ngày.

Trong một cuộc phỏng vấn với Women’s Wear Daily, Stranick cho hay, thói quen pha chế trên giúp cô “lãng mạn hóa” việc uống nước: “Uống nước không còn là nhiệm vụ, mà trở thành thói quen chăm sóc bản thân”. Mỗi ngày cô cũng có động lực uống nước để được thử nghiệm các công thức mới.

Thêm dưỡng chất vào nước có công dụng gì?

Công thức pha chế của Stranick không hề xa lạ, mà bắt nguồn từ đồ uống tăng cường sức khỏe hay thực phẩm chức năng dạng nước. Theo báo cáo của Fortune Business Insights, đây là thị trường tỷ đô, bao gồm các sản phẩm như nước điện giải, đồ uống thể thao. Thức uống dạng này được ưa chuộng hơn nhiều so với nước ngọt, nước có gas bởi chúng chứa ít đường phụ gia và màu thực phẩm.

Ông Yasuki Sekiguchi – Giám đốc Phòng thí nghiệm Hiệu suất Thể thao, Đại học Công nghệ Texas (Mỹ) cho hay, hai nhóm thành phần thường được thêm vào nước uống là chất điện giải (để tăng khả năng hấp thụ nước) và carbohydrate (cung cấp năng lượng cho người tập thể thao).

Còn việc tự pha chế thức uống tại nhà như cô Stranick chưa được chứng minh có thể đem lại lợi ích sức khỏe, ông Sekiguchi nhận định.

Đồng quan điểm, chuyên gia dinh dưỡng Julia Perlman chia sẻ với Yahoo Life rằng, một số thực phẩm chức năng có giá trị sức khỏe, nhưng rất khó xác định sử dụng với liều lượng bao nhiêu mới tốt. Không ít sản phẩm còn đi kèm tác dụng phụ với hệ tiêu hóa, hoặc chứa các thành phần gây dị ứng. Pha loãng với nước cũng có thể làm giảm khả năng hấp thụ.

Theo ông Sekiguchi, hỗn hợp nước điện giải gồm natri, kali là thức uống duy nhất ông khuyên dùng. Uống quá nhiều nước lọc có thể làm giảm nồng độ các chất điện giải trong máu. Tuy vậy, nếu pha chế không đúng liều lượng, bạn lại vô tình gây hại cho sức khỏe. Nước có độ kiềm quá cao có thể ức chế vi khuẩn có lợi, ảnh hưởng tới các acid tự nhiên trong dạ dày.

Để giúp người tiêu dùng khắc phục sự bất tiện này, các nhà sản xuất có thể nghiên cứu, phát triển dòng nước uống bổ sung chất điện giải và vitamin ở nồng độ phù hợp. 

Nhãn hiệu Moment của Mỹ cho ra mắt dòng nước có gas chứa nhiều thảo dược (gừng, dâm bụt, ashwagandha, nhân sâm)

Nhãn hiệu Moment của Mỹ cho ra mắt dòng nước có gas chứa nhiều thảo dược (gừng, dâm bụt, ashwagandha, nhân sâm)

Thị trường nước uống tăng cường sức khỏe được dự đoán đạt 12 tỷ USD vào năm 2032. Lối sống hiện đại khiến người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng nước uống nhằm cải thiện sức đề kháng, giảm stress, tăng cường năng lượng và chức năng nhận thức.

Nhiều nhà sản xuất bổ sung nguyên liệu tự nhiên như sâm, thảo dược adaptogen vào đồ uống, giúp bổ sung năng lượng mà không gây bồn chồn như uống nước tăng lực truyền thống.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những loại thực phẩm chức năng tiềm ẩn nguy hại.

Quỳnh Trang - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 20/06/2025

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu ảnh hưởng đến trẻ khi trưởng thành như thế nào?

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!

  • 19/06/2025

    Cập nhật nghiên cứu về mối liên quan giữa vitamin K2 và nguy cơ thấp còi

    Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.

  • 19/06/2025

    Sử dụng D3K2 hiệu quả: Vai trò của công nghệ tiên tiến

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.

  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

  • 18/06/2025

    6 cách ăn uống để hạn chế suy thận ở người trẻ

    Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.

  • 18/06/2025

    Tiêm chủng vaccine có thật sự cần thiết?

    Trong suốt lịch sử y học, tiêm chủng được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất, mang lại khả năng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại không ít lo ngại và hiểu lầm về quy trình và tác dụng của việc tiêm vaccine.

Xem thêm