Các nhà sản xuất thực phẩm chức năng và thuốc bổ gan tuyên bố sản phẩm của họ có những công dụng sau:
Dùng thảo dược và thực phẩm chức năng vì bất kỳ lý do gì có thể gây hại nhiều hơn lợi. Dữ liệu hiện có cho thấy rằng thực phẩm chức năng thảo dược là nguyên nhân gây ra 20% trường hợp tổn thương gan. Theo một nghiên cứu liên quan đến tổn thương gan do thuốc, thực phẩm chức năng từ thảo dược có thể gây ra tổn thương gan nghiêm trọng hơn. Tổn thương gan do các chất bổ sung này có thể gây ra:
Các thành phần phổ biến trong thuốc bổ gan là gì?
Nhiều loại thuốc bổ gan có chứa sự kết hợp của các thành phần thảo dược, vitamin và khoáng chất sau đây.
Cây kế sữa
Cây kế sữa, còn được gọi là silymarin, là loại thảo dược bổ sung phổ biến nhất cho thuốc bổ gan. Chiết xuất cây kế sữa chứa khoảng 50% silibinin, là thành phần hoạt tính trong silymarin. Silibinin hoạt động như một chất chống oxy hóa, vô hiệu hóa các rễ mầm tự do góp phần gây viêm.
Kẽm
Kẽm là một nguyên tố vi lượng thiết yếu giúp thúc đẩy quá trình phân chia tế bào, tổng hợp DNA và chức năng miễn dịch. Bệnh gan mãn tính có thể dẫn đến thiếu kẽm. Một nghiên cứu năm 2012 cho thấy bổ sung kẽm có thể giúp bảo vệ gan khỏi stress oxy hóa do nhiễm virus viêm gan C. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu để hỗ trợ việc sử dụng kẽm trong điều trị viêm gan C hoặc các bệnh gan khác.
Rễ cây cam thảo
Rễ cam thảo có chứa một hợp chất hoạt tính được gọi là axit glycyrrhizic, có thể giúp giảm viêm trong gan và tái tạo các tế bào gan bị tổn thương. Theo kết quả nghiên cứu năm 2012, tỷ lệ những người bệnh sử dụng glycyrrhizin cao hơn cho thấy các triệu chứng giảm đáng kể so với nhóm đối chứng. Tuy nhiên, các bằng chứng hiện tại còn quá hạn chế để hỗ trợ việc sử dụng rễ cam thảo để điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh gan.
Dấu hiệu của các vấn đề về gan
Gan là một cơ quan phức tạp thực hiện một loạt các chức năng thiết yếu. Một lá gan khỏe mạnh sẽ giúp loại bỏ chất thải ra khỏi máu, chuyển hóa chất béo và tổng hợp hormone. Gan bị tổn thương, bệnh tật hoặc hoạt động sai chức năng có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Viêm gan là tình trạng phổ biến nhất, thường gây ra bởi virus. Tuy nhiên, sử dụng rượu, tiếp xúc với chất độc, một số loại thuốc và chất béo tích tụ trong gan cũng có thể gây ra viêm gan. Theo các chuyên gia, một số người có thể phát triển các triệu chứng của bệnh viêm gan C trong 1–3 tháng. Những người bị viêm gan mãn tính có thể không có triệu chứng trong vài năm. Các dấu hiệu của suy giảm chức năng gan bao gồm:
Những người bị tổn thương gan nặng có thể gặp:
Làm thế nào để duy trì một lá gan khỏe mạnh?
Không có đủ bằng chứng khoa học để hỗ trợ đầy đủ việc sử dụng các chất bổ sung để điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh gan. Tuy nhiên, những lựa chọn lối sống sau đây có thể giúp giữ cho gan khỏe mạnh:
Hạn chế ăn chất béo bão hòa
Mức độ triglyceride và cholesterol cao trong máu có thể tạo ra chất béo tích tụ quanh gan, có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và tổn thương gan lâu dài.
Hạn chế sử dụng rượu bia
Gan tạo ra các hóa chất độc hại, chẳng hạn như acetaldehyde, khi nó chuyển hóa rượu. Việc sử dụng rượu nặng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan và các bệnh mãn tính khác. Người bệnh có thể đảo ngược tác động của tình trạng gan nhiễm mỡ nếu họ ngừng uống rượu. Tuy nhiên, việc nhậu nhẹt liên tục có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ và bệnh gan mãn tính.
Hạn chế tiếp xúc với hóa chất độc hại
Gan phân hủy các chất độc hại trong máu. Tiếp xúc với các chất độc trong môi trường, chẳng hạn như các sản phẩm tẩy rửa, thuốc trừ sâu và khói thuốc lá, có thể gây hại cho gan khi gan lọc các chất này khỏi máu.
Tránh sử dụng thuốc trong thời gian quá dài
Gan chuyển hóa thuốc trong máu. Sử dụng lâu dài các loại ma túy bất hợp pháp, chẳng hạn như heroin và cocaine, có thể dẫn đến viêm và tổn thương gan.
Thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn (OTC) cũng có thể góp phần gây tổn thương gan.
Theo FDA, các loại thuốc có thể góp phần gây tổn thương gan bao gồm:
Tóm lại, nghiên cứu hiện tại cho thấy chiết xuất từ cây kế sữa, kẽm và rễ cam thảo có đặc tính chống viêm có thể ngăn ngừa tổn thương gan do nhiễm trùng và tiếp xúc với chất độc. Tuy nhiên, tất cả những chất này cũng mang những nguy cơ về sức khỏe. Tuy nhiên, các bác sĩ và nhà nghiên cứu không công nhận các chất bổ sung gan có hiệu quả do các bằng chứng hiện có còn hạn chế.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 thực phẩm bổ gan, thanh lọc cơ thể
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn