Một số bất thường ở bàn chân cảnh báo bệnh tim mạch.
Theo trang Mirror, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Dấu hiệu cảnh báo bệnh tim thường gặp gồm những cơn đau ngực và nhịp tim không đều. Bên cạnh đó, một số triệu chứng ở bàn chân cũng có thể báo hiệu sớm căn bệnh chết người này.
Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), có ba dấu hiệu cảnh báo các vấn đề tim mạch cần chú ý ở bàn chân và ngón chân. Cụ thể:
- Sưng tấy ở bàn chân: Nhiều bệnh về tim khiến chất lỏng tích tụ ở bàn chân và cẳng chân. Khi chất lỏng tích tụ, bạn có thể thấy sưng tấy chân, thậm chí còn kéo dài đến tận bắp chân và háng.
- Ngón chân màu xanh hoặc tím: Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị tắc nghẽn mạch máu. Các chuyên gia cho biết thêm, nếu một vùng da ngón chân có màu xanh lam hay tím, đó có thể là dấu hiệu máu không nhận đủ oxy. Nếu không được điều trị, tình trạng thiếu oxy có thể khiến da và các mô bên dưới cuối cùng bị chết.
- Cục u ở ngón chân: Nhiễm trùng máu và tim có thể gây ra các cục u ở ngón chân. Các cục u này có thể tồn tại trong vài giờ đến vài ngày sẽ biến mất. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần được điều trị nhiễm trùng. Vì nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra nên thuốc kháng sinh thường có thể điều trị được.
Để phòng ngừa bệnh tim mạch, Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) gợi ý mọi người nên thực hiện chế độ ăn ít chất béo, nhiều chất xơ, tránh thực phẩm chứa chất béo bão hòa và quá nhiều muối. Bên cạnh đó, nên bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu bia. Nam giới và phụ nữ được khuyên không nên uống nhiều hơn 14 đơn vị mỗi tuần, tương đương với 6 lon bia có độ mạnh trung bình.
Tập thể dục điều độ cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể, trong đó có tim mạch. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người trưởng thành nên tập ít nhất 150 phút tập thể dục vừa phải hoặc 75 phút tập thể dục mạnh mỗi tuần.
Khi bạn gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời (nếu cần).
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 3 dấu hiệu trên da cảnh báo bệnh tim mạch
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?