Thủ dâm quá mức gây hại nhiều hơn lợi với sức khỏe.
Mối liên hệ giữa thủ dâm và testosterone
Thủ dâm hay còn gọi là “tự sướng”, là hành vi tự kích thích để bản thân đạt được cực khoái mà không cần đến bạn tình. Trên thực tế, thủ dâm là việc tự giải quyết nhu cầu sinh lý một cách tự nhiên, giúp giảm stress cũng như nguy cơ bị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Testosterone là loại hormone chính quyết định ham muốn tình dục ở cả nam và những tác động này ở nam giới lớn hơn so với nữ giới.
Thủ dâm thường không có tác động đáng để kể nào đến nồng độ testosterone trong máu.
Trong quá trình thủ dâm và quan hệ tình dục, mức testosterone tăng tự nhiên rồi giảm xuống mức bình thường sau khi đạt được cực khoái. Tuy nhiên, hiện tượng xuất tinh khi thủ dâm không có bất cứ tác động trực tiếp và đáng để kể nào đến nồng độ testosterone trong máu. Điều này có nghĩa là việc thủ dâm thường xuyên sẽ không làm giảm lượng testosterone như nhiều người vẫn nghĩ.
Như vậy, thủ dâm vẫn có những tác động ngắn hạn đối với nồng độ loại hormone này. Hiện nay, có những nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa thủ dâm và testosterone lâu dài. Ngoài ra thủ dâm còn có thể ảnh hưởng đến các yếu tố khác.
Thủ dâm ảnh hưởng như thế nào đến ham muốn tình dục?
Có những nghiên cứu cho thấy rằng thủ dâm có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của bạn. Một nghiên cứu năm 2007 cho thấy những phụ nữ và nam giới thủ dâm thường xuyên hơn có xu hướng ham muốn “chuyện ấy” nhiều hơn, cùng với đó là mức testosterone cao hơn. Một nghiên cứu khác vào năm 2014 cũng cho thấy những người có ham muốn tình dục cao thủ dâm thường xuyên hơn. Tuy nhiên, rất khó để biết liệu thủ dâm làm tăng ham muốn tình dục hay liệu ham muốn tình dục cao hơn có dẫn đến thủ dâm hay không.
Bên cạnh đó, thủ dâm có rất nhiều lợi ích khác được chứng minh như cải thiện tâm trạng; thư giãn, giảm lo âu, căng thẳng; giảm áp lực khi quan hệ tình dục; ngủ ngon hơn.
Tuy nhiên, tần suất thủ dâm và xuất tinh liên tục có thể dẫn tới liệt dương, xuất tinh sớm, giảm chất lượng tinh trùng, đau mỏi thắt lưng, choáng váng, ù tai, thể chất suy sụp, mệt mỏi... Việc thủ dâm thường xuyên thay vì quan hệ tình dục còn làm giảm gắn kết trong mối quan hệ, ảnh hưởng đến mức testosterone.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Thủ dâm nhiều có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch?
Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.
Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.
Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.
Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?
Bảo quản đúng cách là chìa khóa để các sản phẩm chăm sóc da phát huy tối đa hiệu quả. Tránh ánh nắng trực tiếp là điều hiển nhiên, nhưng còn việc bảo quản trong tủ lạnh thì sao? Liệu đây có phải là một bước cần thiết trong quy trình chăm sóc da của bạn?
Bão lũ không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Việc duy trì vệ sinh cá nhân tốt trong và sau mùa bão lũ là vô cùng quan trọng để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi các bệnh truyền nhiễm.
Khi thời tiết chuyển dần từ nóng sang lạnh, cơ thể rất dễ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng với nhiều nguyên nhân. Bài viết này sẽ mách bạn một số loại thực phẩm thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch khi trời bắt đầu se lạnh.
Hiện nay, vitamin K2 đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng, nhất là với các bậc phụ huynh với mong muốn giúp con tăng chiều cao tốt hơn. Vậy vitamin K2 có những vai trò gì với sức khoẻ?