Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thoát vị đĩa đệm do chấn thương

Thoát vị đĩa đệm có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi vị trí dọc theo cột sống, nhưng thông thường đĩa đệm bị thoát vị thường xảy ra ở vùng thắt lưng. Nguyên nhân là do đây là vùng chịu gần như toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Dưới đây là một số điều bạn cần biết về thoát vị đĩa đệm

Định nghĩa

Thoát vị đĩa đệm là một chấn thương trong đó một hoặc nhiều đĩa đệm bị vỡ. Trong thoát vị đĩa đệm, tất cả hoặc một phần nhân bị lồi ra, vật liệu mềm, nằm ở trung tâm bị đẩy ra ngoài đĩa đệm.

Thường khi nhân bị đẩy lồi trong thoát vị sẽ chẹn lên rễ dây thần kinh ở sau cột sống. Khi điều này xảy ra, bạn sẽ cảm thấy rất đau. Phụ thuộc vào mức độ cột sống bị ảnh hưởng, bạn có thể có những triệu chứng khác như tê bì, yếu hoặc sốc điện hoặc cảm giác ngứa râm ran chạy dọc chân hoặc tay. Khi đĩa đệm thoát bị ảnh hưởng đến rễ thần kinh sống, những triệu chứng đi kèm được gọi là bệnh rễ thần kinh.

Triệu chứng

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí. Nhưng nhìn chung, bạn thường có một hoặc nhiều triệu chứng rễ dây thần kinh, được giới thiệu ở trên.

Bạn sẽ có những triệu chứng rễ dây thần kinh lan xuống chân hoặc tay do rễ dây thần kinh sống chia nhánh đến khắp nơi trong cơ thể. Mỗi rễ thần kinh phân bố đến một khu vực nhất định, nơi chúng dẫn truyền xung động cảm giác và vận động.

Nguyên nhân

Thoát vị đĩa đệm hầu hết ảnh hưởng đến nam giới lứa tuổi 30-50, đặc biệt với những người làm công việc chân tay. Nam giới hầu hết có tỉ lệ mắc thoát vị đĩa đệm gấp 1,5 lần so với nữ giới. Thoát vị đĩa đệm ít xảy ra ở người cao tuổi. Đó là do khi chúng ta già đi, đĩa đệm trở nên khô. Người già có xu hướng thoái hóa đĩa đệm và những cơn đau hơn là thoát vị đĩa đệm.

Nguyên nhân chính của thoát vị đĩa đệm là do thoái hóa đĩa đệm, mang vác hoặc dồn lực mạnh lên cột sống khi nó gập về phía trước, chấn thương, bao gồm chấn thương nhỏ qua thời gian.

Chẩn đoán

Để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, bác sĩ sẽ lấy bệnh sử và kiểm tra thể chất cho bạn. Trong tiền sử, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn mô tả những triệu chứng một cách chi tiết.

Bác sĩ cũng kiểm tra dây chằng cột sống, phản xạ và độ mạnh cơ. Bác sĩ kiểm tra toàn diện cảm giác bạn có ở mỗi vùng da. Bằng cách khu trú những triệu chứng ảnh hưởng đến rễ dây thần kinh (triệu chứng dễ dây thần kinh) ở da, bác sĩ có thể theo dõi những triệu chứng đặc trưng cho những rế dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Bác sĩ có thể chỉ định một hoặc nhiều xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh. Những xét nghiệm này có thể xác định nguyên nhân cơn đau.

Điều trị

Mặc dù phẫu thuật cắt đĩa đệm thường hiệu quả trong việc giảm đau do thoát vị đĩa đệm, vật lí trị liệu có thể là một sự lựa chọn khác. Trao đổi với bác sĩ để quyết định phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.

Điều trị bảo tồn cho thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bao gồm nghỉ ngơi, uống thuốc giảm đau, giãn cơ hoặc thuốc chống viêm, thuốc tiêm steroid dưới màng cứng hoặc vật lí trị liệu. Mục tiêu là giảm đau do rối loạn dây thần kinh và giúp bạn có thân hình tốt hơn.

Phẫu thuât

Nếu bạn có triệu chứng của thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày sau khi bạn cố gắng duy trì sự chăm sóc trong 6 tuần, bác sĩ có thể yếu cầu phẫu thuật. Nói chung, phẫu thuật cắt đĩa đệm hoặc cố định cột sống được thực hiện. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có kết quả hồi phục nhanh hơn và giảm đau hơn là đợi cơ thể tự làm lành.

Bình luận
Tin mới
  • 28/04/2025

    Nguyên tắc vàng khi chọn sữa cho trẻ Suy dinh dưỡng

    Suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em là một tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng kéo dài hoặc cấp tính, ảnh hưởng đến tăng trưởng thể chất và phát triển trí tuệ. Trẻ có cân nặng quá thấp (<-2SD) so với chuẩn là SDD nhẹ cân, trẻ có chiều cao thấp (<-2SD) so với chuẩn là được gọi là SDD thấp còi.

  • 28/04/2025

    Du lịch mùa lễ: Bí quyết bảo vệ sức khỏe khi đi xa

    Mùa lễ 30/4 – 1/5 là thời điểm lý tưởng để mọi người rời xa nhịp sống thường nhật, tận hưởng những chuyến đi đầy thú vị bên gia đình và bạn bè. Tuy nhiên, sự thay đổi đột ngột về môi trường, khí hậu, cùng với những hoạt động di chuyển liên tục có thể tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 27/04/2025

    Nguyên nhân nào có thể gây ra rối loạn cương dương?

    Nếu thỉnh thoảng bạn gặp vấn đề về cương dương thì bạn không cần phải điều trị, tuy nhiên nếu các vấn đề xảy ra thường xuyên hơn, bạn có thể bị rối loạn cương dương. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các nguyên nhân của tình trạng này.

  • 26/04/2025

    Cách xác định và điều trị hành vi chống đối xã hội ở trẻ em

    Các hành vi tiêu cực và chống đối xã hội có thể được quản lý, nhưng nếu không được can thiệp kịp thời, nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn ở tuổi trưởng thành.

  • 25/04/2025

    Quà vặt bủa vây cổng trường không thể xem là…chuyện vặt

    “Xiên bẩn”- món quà vặt không còn xa lạ với nhiều người, nhất là trẻ em. Với mức giá chỉ từ 2.000 đồng/xiên nhưng tiềm ẩn đầy nguy cơ có hại cho sức khỏe. Từ lâu, câu chuyện quà vặt ở cổng trường không thể xem là… chuyện nhỏ.

  • 25/04/2025

    Tại sao ngộ độc thức ăn nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng lại nguy hiểm tính mạng?

    Ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng là một trong những ngộ độc có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được bù dịch đúng cách và điều trị kịp thời.

  • 25/04/2025

    Giảm áp lực, vượt qua căng thẳng mùa thi

    Sức khỏe tinh thần của trẻ em trong mùa thi là một vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi căng thẳng và áp lực học tập ngày càng gia tăng. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ, biểu hiện của stress và các phương pháp giúp trẻ giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần để đạt kết quả tốt nhất trong mùa thi.

  • 24/04/2025

    Các bước dưỡng da giảm nếp nhăn từ tuổi 30

    Một làn da căng mịn, ít nếp nhăn hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn chăm sóc đúng cách và kiên trì...

Xem thêm