Trong quá trình thực hiện những thủ thuật này, khớp bị viêm được loại bỏ và thay thế bằng cấy ghép khớp nhân tạo. Trước phẫu thuật thay khớp, bạn nên có buổi nói chuyện với bác sĩ và được trả lời những thắc mắc. Bạn nên hiểu những nguy cơ tiềm ẩn của phẫu thuật thay khớp.
Phẫu thuật thay khớp là một thủ thuật an toàn. Tuy nhiên, có nhiều biến chứng đi kèm với phẫu thuật này. Tất cả bệnh nhân khi trải qua phẫu thuật thay khớp cần hiểu những nguy cơ tiềm ẩn này.
Cục máu đông
Những cục máu đông trong ở tĩnh lớn ở chân và hố chậu (tắc tĩnh mạch sâu) rất thường gặp sau phẫu thuật thay khớp. Để giảm thiểu nguy cơ tiến triển cục máu đông, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc chống đông máu một vài tuần sau khi phẫu thuật thay khớp. Ngoài ra, bạn sẽ được băng ép để giúp máu tuần hoàn ở chân. Chuyển động sớm bằng việc tiến hành trị liệu sau phẫu thuật cũng sẽ giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
Điều đáng lo ngại là nếu cục máu đông phát triển, nguy cơ cục đông di chuyển đến phổi gây thuyên tắc mạch phổi có thể dẫn đển tử vong. Nếu bác sĩ tìm thấy bằng chứng cho thấy sự hình thành cục máu đông, bạn sẽ được cho uống liều cao thuốc chống đông trong thời gian dài hơn.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng trong thay thế khớp là một biến chứng rất nghiêm trọng, và có thể cần phải loại bỏ khớp được cấy. Nhiễm trùng đôi khi xảy ra trong vài ngày hoặc vài tuần sau phẫu thuật (nhiễm trùng sớm) hoặc sau vài năm (nhiễm trùng muộn).
Tuy nhiên, một số nhiễm trùng đòi hỏi phải loại bỏ phần cấy ghép, sau đó là truyền kháng sinh tĩnh mạch nhiều tuần. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng mỗi khi bạn thay khớp, bạn cần sử dụng kháng sinh khi có thủ thuật xâm lấn (ví dụ như điều trị nha khoa hoặc nội soi đại tràng) được thực hiện.
Cứng khớp
Khi phẫu thuật được tiến hành, đáp ứng tự nhiên của cơ thể là hình thành sẹo. Điều này thấy cả ở trên da và sâu bên trong các khớp. Do sẹo co lại, các mô mềm quanh khớp có thể co kéo chặt. Nếu điều này xảy ra sau khi thay khớp gối hoặc khớp háng, bạn có thể gặp khó khăn khi gập gối, ngồi trên ghế hoặc đi lên xuống cầu thang. Chính vì điều này, bắt đầu hoạt động sau phẫu thuật càng sớm càng tốt. Trị liệu vật lí nên được tiếp tục vài tháng sau phẫu thuật. Nếu sự cứng khớp vẫn tiếp tục sau trị liệu, có thể sẽ phải thực hiện một số thủ thuật tại vị trí gây tê. Việc này sẽ đứt các mô sẹo, nhưng sẽ yêu cầu bạn phải tiếp tục với vật lí trị liệu.
Thất bại trong cấy ghép
Qua thời gian, chỗ cấy ghép có thế bung ra và mất đi. Kĩ thuật mới đã giúp giải quyết vấn đề này, nhưng nó vẫn xảy ra. Hầu hết khớp háng và khớp gối mới thay có thể kéo dài trung bình khoảng 20 năm. Một số có thể chỉ 10 năm hoặc trên 30 năm, nhưng cuối cùng phần cấy ghép cũng bung ra. Điều này là vấn đề lớn ở những bệnh nhân trẻ tuổi, những người sống lâu hơn và đặt nhiều đòi hỏi vào phần cấy ghép.
Nếu khớp bị bung, một phẫu thuật khác sẽ được thực hiện giúp thay thế phần thay thế. Đây là một phẫu thuật có nhiều biến chứng hơn, và thời gian của phần cấy ghép sẽ giảm sau mỗi lần phẫu thuật lại. Đây là một lí do tại sao các nhà lâm sàng thường trì hoãn việc thay khớp gối càng lâu càng tốt, đặc biệt ở những bệnh nhân trẻ.
Trật khớp háng
Trật khớp hang thay thế xảy ra khi khớp trật ra ổ khớp. Điều này có thể xảy ra bởi nhiều lí do, nhưng thường xảy ra sau một cú ngã hoặc ở những bệnh nhân mắc bệnh Parkinson. Trật khớp háng có thể xảy ra với những hoạt động đơn giản như ngồi xuống. Vì lí do này, bạn có thể được hướng dẫn để tuân theo đề phòng khớp háng. Những điều này bao gồm
Thay thế khớp gối liệu có quá nguy hiểm?
Có nhiều biến chứng thường gặp sau phẫu thuật, mặc dù điều này không có nghĩa hoàn toàn. Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên trao đổi với bác sĩ và thắc mắc. Bạn có thể được giới thiệu đến bác sĩ nội để đánh giá tổng quát trước khi phẫu thuật và thảo luận những vấn đề y khoa đặc thù cho bạn.
Phẫu thuật thay khớp là lâu dài, kết quả thường hoàn hảo và bệnh nhân rất hài lòng. Tuy nhiên, có nhiều nguy cơ trong phẫu thuật này, điều quan trọng là bạn biết chúng trước khi bạn tiến hành phẫu thuật.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh viêm gan cấp tính chưa rõ nguyên nhân ở trẻ nhỏ đã được phát hiện tại 20 quốc gia trên thế giới và nguyên nhân có thể do Adenovirus 41 gây ra. Vậy adenovirus gây bệnh gì, có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại virus này.
Hôi nách tuy không nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý. Hầu hết những người bị hôi nách thường cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp, thậm chí là không thoải mái khi đứng cạnh người khác.
Rau mồng tơi tính hàn, công dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, giải độc; chứa chất nhầy pectin chống béo phì, hỗ trợ giảm cân.
Nhiều người cho rằng uống nhiều bia rượu sẽ gây hại gan và là nguy cơ gây bệnh ung thư. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều thói quen khác cũng gây tổn hại đến gan.
Nhiễm Adenovirus ở trẻ em đang là vấn đề khiến cha mẹ bận tâm. Vậy các bậc phụ huynh cần biết gì về chủng Virus này? Cùng tìm hiểu nhé.
Bà bầu ăn bắp được không? Ăn bắp (ngô) đúng cách không những giúp đẩy lùi được dị tật thai nhi mà còn giúp kích thích sự phát triển trí não của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Trẻ ở độ tuổi học nói phải nghỉ học do dịch COVID-19, phụ huynh thường ít tương tác với trẻ khiến tình trạng trẻ chậm nói đang có chiều hướng gia tăng. Vậy, cha mẹ cần làm gì để khắc phục tình trạng chậm nói của trẻ?
Mới đây, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cấp cứu cho 2 bệnh nhi ngộ độc do dùng lá lộc mại chữa táo bón. Đây là lời cảnh báo các phụ huynh cần tỉnh táo trước các bài thuốc trị táo bón cho con tại nhà.