Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phòng bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) là một nhiễm khuẩn ở lớp áo trong của tim (lớp nội mạc). VNTMNK thường do nhiễm khuẩn, và có thể bao gồm lớp nội mạc phủ các lá van và phủ lớp cơ tim. Uống kháng sinh là để phòng VNTMNK.

Lý do phía sau việc phòng bệnh VNTMNK

Do VNTMNK có thể hủy hoại cơ tim và các van tim, nên đây thường là vấn đề nghiêm trọng và thường đe dọa đến tính mạng.

Hơn nữa, VNTMNK có thể khó điều trị, do điều trị có thể cần nhiều tuần để truyền kháng sinh đường tĩnh mạch và đôi khi đòi hỏi phải phẫu thuật mở tim. Rõ ràng, việc phòng VNTMNK tốt hơn so với điều trị bệnh.

Trong khi vẫn còn thiếu  các thử nghiệm lâm sàng chứng minh sự hiệu quả của phòng VNTMNK, có nhiều căn cứ mạnh mẽ cho tác dung của việc dự phòng này.

Lý thuyết của phòng bệnh VNTMNK

Ở hầu hết mọi người, khi một lượng nhỏ vi khuẩn xâm nhập vào dòng máu, hàng rào bảo vệ cơ thể có thể dọn sạch vi khuẩn khỏi máy một cách nhanh chóng và toàn diện.

Tuy nhiên, ở những người có những vấn đề về tim nhất đinh, vi khuẩn có thể mắc kẹt ở trong dòng máu chảy hỗn loạn ở trong tim, và sau đó dính vào lớp nội mạc, nơi chúng có thể gây nên nhiễm trùng.

Ý tưởng đằng sau việc phòng bệnh VNTMNK là để sử dụng kháng sinh để diệt vi khuẩn xâm nhập vào dòng máu trước khi chúng có cơ hội gây nên nhiễm khuẩn trong tim.

Với lí do này, các chuyên gia khuyến cáo những người có nguy cơ cao tiến triển VNTMNK nên nhận kháng sinh phòng bệnh trước khi có những thủ thuật y khoa có thể làm cho vi khuẩn xâm nhập vào dòng máu.

Khi nào phòng bệnh được áp dụng

Bằng chứng gần đây cho rằng hầu hết những người có bệnh  về tim thực sự có nguy cơ VNTMNKthấp hơn trước đây, và từ đó không cần phòng bệnh.

Hướng dẫn đã được cập nhật bởi hiệp hội Tim mạch Mỹ và trường đại học Tim mạch Mỹ để phản ánh cách hiểu mới này.

Phòng bệnh VNTMNK hiện nay được khuyến cáo chỉ với những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc viêm nội tâm mạc.

Những người này bao gồm:

  • Bệnh nhân có van tim nhân tạo
  • Bệnh nhân có sửa chữa tim sử dụng chất liệu giả (chú ý: không bao gồm stent động mạch vành)
  • Bệnh nhân với tiền sử viêm nội tâm mạc
  • Bệnh nhân chưa được sửa chữa hoặc sửa chữa chưa hoàn toàn những bệnh tim bẩm sinh
  • Bệnh nhân có cấy tim sau đó tiến triển bệnh van tim

Cần chú ý rằng hướng dẫn gần đây không khuyến cáo phòng bệnh VNTMNK cho hầu hết những bệnh nhân hẹp động mạch chủ, trào ngược động mạch chủ hoặc bệnh van hai lá (bao gồm hẹp van) hoặc những bệnh nhân teo cơ tim.

Thủ thuật nào?

Hướng dẫn mới đây khuyến cáo phòng bệnh VNTMNK chỉ cho những thủ thuật y khoa sau

  • Thủ thuật nha khoa bao gồm thao tác trên nướu hoặc chân răng, bao gồm làm sạch răng định kì
  • Thủ thuật yêu cầu cắt hoặc sinh thiết vào đường thở hoặc miệng, ví dụ cắt hạch hoặc nội soi phế quản với sinh thiết.
  • Phẫu thuật bào gồm cắt những mô nhiễm trùng.

Đáng chú ý là phòng bệnh bằng kháng sinh không còn được khuyến cáo cho những thủ thuật đường tiêu hóa hoặc hệ thống tiết niệu-sinh dục.

Loại kháng sinh nào?

Nói chung, amoxicillin được khuyến cáo như lựa chọn kháng sinh nếu việc phòng bệnh là cần thiết. Hiệp hội tim mạch Mỹ có hướng dẫn phòng bệnh VNTMNK liệt hê những kháng sinh thay thế trong trường hợp amocixillin không thể sử dụng.

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo verywell)
Bình luận
Tin mới
  • 06/12/2023

    Testosterone: Mọi điều bạn cần biết

    Khám phá tầm quan trọng của testosterone đối với sức khỏe nam giới và vai trò của nó trong việc điều chỉnh các chức năng cơ thể khác nhau sau tuổi dậy thì.

  • 05/12/2023

    7 "bí quyết" trẻ lâu của phụ nữ Indonesia

    Các phương pháp giúp trẻ lâu hiệu quả này có nguồn gốc và quy trình cổ xưa đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ của phụ nữ Indonesia.

  • 05/12/2023

    Muốn bé khỏe và thông minh, hãy bổ sung thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng

    Vi chất dinh dưỡng có vai trò thiết yếu trong sản xuất năng lượng, tham gia hoạt động của nhiều cơ quan và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Vì vậy, bổ sung thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng cho sức khỏe, sự phát triển và trí thông minh của trẻ.

  • 05/12/2023

    Nên uống trà gì tốt cho sức khỏe?

    Các loại trà tăng cường miễn dịch có chứa các đặc tính có lợi giúp bảo vệ bạn tránh khỏi bệnh nhiễm khuẩn như cảm lạnh, cảm cúm.

  • 05/12/2023

    Viêm amidan mạn tính

    Viêm amidan là một bệnh nhiễm trùng, thường kéo dài khoảng 1 tuần. Nếu tình trạng bệnh kéo dài hơn 14 ngày thì được coi là viêm amidan mạn tính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin xoay quanh căn bệnh này.

  • 04/12/2023

    7 loại trái cây và rau quả ngừa cảm cúm, tăng cường sức khỏe trong mùa lạnh

    Người có miễn dịch kém rất dễ mắc cảm cúm, cảm lạnh, đặc biệt trong mùa lạnh. Thường xuyên ăn một số loại trái cây, rau củ này sẽ giúp tăng cường sức khỏe ngừa bệnh cúm và cảm lạnh.

  • 04/12/2023

    Dùng đúng cách men vi sinh và men tiêu hóa

    Hiện nay, còn khá nhiều người nhầm men vi sinh và men tiêu hóa là cùng một loại. Nhưng đây là hai chế phẩm hoàn toàn khác nhau và cách sử dụng cũng khác nhau. Nếu nhầm lẫn giữa hai loại men này và sử dụng không đúng cách có thể gây tác dụng ngược, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.

  • 04/12/2023

    Chuyên gia phân tích về lợi ích sức khỏe của trái cây so với nước ép trái cây

    Trái cây rất ngon, tươi mát và chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, không ít người băn khoăn nên ăn trái cây trực tiếp hay uống dưới dạng nước ép sẽ tốt hơn.

Xem thêm