Dưới đây là 17 thói quen không tốt cho tim và cách để phòng tránh.
1. Xem tivi
Ngồi hàng giờ đồng hồ trước tivi sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, kể cả trong trường hợp bạn thường xuyên luyện tập thể thao. Thời gian tập luyện thể thao không thể bù được thời gian bạn ngồi. Tại sao ư? Bởi thiếu vận động có thể ảnh hưởng đến nồng độ mỡ máu và đường huyết. Các bác sỹ đưa ra lời khuyên rằng, bạn nên thường xuyên đứng lên đi lại và nếu bạn đang ở cơ quan, hãy đứng nghe điện thoại, thay vì ngồi nghe.
2. Không biết cách xử lý trầm cảm, stress hoặc căng thẳng
Bạn đang cảm thấy căng thẳng, không thân thiện hoặc lo âu? Những việc này có thể hủy hoại một phần rất lớn trái tim của bạn. Cách bạn xử lý những cảm xúc này sẽ ảnh hưởng đến trái tim của bạn. Những người có xu hướng giữ căng thẳng trong lòng thường có nguy cơ lớn hơn, các nghiên cứu cũng đã chứng minh được lợi ích của nụ cười và sự ủng hộ của cộng đồng. Tốt nhất, bạn nên tới gặp một ai đó và chia sẻ về vấn đề của bạn, chứ không nên giữ nó ở trong lòng.
3. Không quan tâm đến việc ngủ ngáy
Không chỉ là một phiền phức nhỏ, ngủ ngáy có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn: hội chứng ngưng thở khi ngủ. Rối loạn này được nhận ra bởi việc thở gián đoạn trong khi ngủ, và có thể gây ra tình trạng huyết áp tăng vọt.
Hơn 18 triệu người trưởng thành ở Mỹ có rối loạn này, và sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Những người thừa cân hoặc béo phì cũng có nguy cơ bị hội chứng ngưng thở khi ngủ cao hơn, tuy nhiên người gầy cũng có thể mắc. Nếu bạn ngủ ngáy và thường mệt mỏi khi thức dậy, hãy nói chuyện với bác sỹ. Có những cách dễ dàng để kiểm tra được bạn có mắc hội chứng này hay không.
4. Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Lý do chính xác của việc này hiện nay chưa rõ, nhưng có một mối liên kết chặt chẽ giữa các bệnh về nướu và bệnh tim. Nếu bạn không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, các chất cặn bã, vi khuẩn và mảng bám sẽ hình thành theo thời gian, dẫn đến các bệnh về nướu. Một giả thiết cho rằng, những vi khuẩn này cũng là nguyên nhân cho các viêm nhiễm khác của cơ thể. Viêm nhiễm của cơ thể thúc đẩy tất cả các yếu tố của bệnh xơ vữa động mạch. Điều trị các bệnh về lợi có thể cải thiện chức năng của mạch máu.
5. Thu mình lại với thế giới
Có thể đến một ngày nào đó, con người sẽ cảm thấy phiền toái, khó chịu và không thể tiếp tục được nữa. Nhưng việc tiếp tục giữ liên lạc với những người xung quanh là rất quan trọng. Những người có mối liên hệ chặt chẽ với gia đình, bạn bè và xã hội sẽ có xu hướng sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn. Mọi người đều cần những khoảng thời gian yên tĩnh một mình nhưng bạn vẫn có thể tiếp xúc với mọi người và giữ liên lạc với mọi người bất kỳ khi nào bạn muốn.
6. Hội chứng WWW
Hội chứng WWW hay còn là hội chứng chiến binh cuối tuần. Đây là hội chứng mà bạn đã làm việc cả tuần, sau đó cuối tuần lại lao vào tập luyện hoặc chơi thể thao. Với việc luyện tập, tốt nhất là nên giữ tốc độ chậm và từ từ. Việc quan trọng nhất là thường xuyên luyện tập và luyện tập lâu dài chứ không phải lao vào luyện tập đột ngột, rồi dừng đột ngột vào 2 ngày cuối tuần.
7. Uống quá nhiều rượu
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng uống một lượng nhỏ rượu hàng ngày là tốt cho tim mạch. Nhưng, quá nhiều rượu sẽ liên quan đến việc tăng nguy cơ cao huyết áp, tăng mỡ máu và tăng nguy cơ bị suy tim. Thêm vào đó, lượng calo thừa sẽ dẫn đến việc thừa cân, đe dọa đến sức khỏe trái tim. Nếu bạn uống rượu, hãy nhớ không nên uống quá 2 ly rượu một ngày với nam giới và không quá một ly rượu một ngày với phụ nữ.
Thừa cân là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Tại Mỹ, khoảng 72% nam giới và 64% phụ nữ bị thừa cân hoặc béo phì. Cố gắng ăn ít hơn, tránh các phần ăn quá cỡ và thay thế đồ uống có đường thành nước lọc. Các bác sỹ cũng đưa ra lời khuyên nên cắt giảm khẩu phần giàu carbonhydrate (như mỳ ống hoặc bánh mỳ) và chú ý khi ăn những loại thức ăn có dán nhãn “ít béo”vì chúng thường cung cấp rất nhiều calo.
9. Tự cho rằng mình khỏe mạnh
Các bệnh tim mạch, bao gồm đột quỵ, đau tim và suy tim cướp đi mạng sống của nhiều người hơn bất kỳ căn bệnh nào khác, kể cả ung thư. Đừng tự cho rằng mình khỏe mạnh. Cao huyết áp, tăng cholesterol máu, tiểu đường, thừa cân và hút thuốc lá là những yếu tố nguy cơ cần được kiểm tra thường xuyên.
10. Ăn nhiều thịt đỏ
Thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa, các nghiên cứu đã chứng minh được rằng, thịt chế biến sẵn như thịt lợn xông khói hoặc hotdog có thể làm gia tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch và ung thư đại trực tràng. Lý tưởng nhất là thịt động vật và các sản phẩm từ động vật chiếm dưới 10% khẩu phần ăn hàng ngày. Còn nếu bạn không thể nhịn được, hãy chọn ăn phần nạc nhất của thịt đỏ và giới hạn lượng thịt ăn vào. Nếu khoảng 3 tháng bạn mới ăn thịt đỏ một lần thì sẽ không có vấn đề gì, nhưng nếu bạn ăn thịt đỏ 3lần/ngày thì sẽ là vấn đề lớn. Hãy có một khẩu phần ăn hợp lý!
11. Chần chừ khi đi khám bệnh
Thường xuyên tới gặp bác sỹ để kiểm tra lượng cholesterol trong máu, kiểm tra huyết áp và đường huyết. Nếu các chỉ số này tăng lên, bạn có nguy cơ sẽ phải gặp những “kẻ giết người thầm lặng” như đau tim, đột quỵ và tiểu đường. Nguy cơ phát tăng huyết áp của người trưởng thành (khoảng 50 tuổi) là vào khoảng 90%, kể cả đối với những người mà trước đó chưa bao giờ có vấn đề gì về sức khỏe. Bạn không mắc bệnh khi 24 tuổi không có nghĩa là bạn sẽ không mắc bệnh khi bạn 54 tuổi. Vì vậy, hãy thường xuyên đi khám sức khỏe tổng thể.
12. Hút thuốc lá hoặc sống chung với người hút thuốc
Hút thuốc thực sự là một cơn ác mộng với trái tim của bạn. Khói thuốc lá làm hình thành những cục máu đông, gây tắc nghẽn dòng máu đến tim và hình thành các mảng xơ vữa trong các động mạch. Hút thuốc cũng là một quả bom đối với những người sống cạnh bạn. Khoảng 46.000 người không hút thuốc nhưng sống chung với người hút thuốc chết vì bệnh tim mạch hàng năm bởi vì tác hại của hút thuốc lá thụ động.
13. Dừng uống thuốc đột ngột hoặc quên uống thuốc
Uống thuốc sẽ có nhiều tác dụng không mong muốn và bạn rất dễ quên uống thuốc, đặt biệt là trong bệnh tăng huyết áp. Cao huyết áp là kẻ giết người thầm lặng bởi bạn không cảm nhận được nó và thường thấy mình khỏe mạnh. Thấy mình khỏe mạnh không phải là lý do để ngừng uống thuốc. Có hơn 30 loại thuốc điều trị tăng huyết áp, bởi vậy, nếu bạn không hợp để uống loại này, có thể đổi sang uống loại khác.
14. Ăn ít hoa quả và rau xanh
Bữa ăn tốt cho sức khỏe nhất là bữa ăn có nhiều hoa quả và rau xanh. Nghiên cứu đã cho thấy người ăn nhiều hoa quả và rau xanh có thể giảm 20% nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ so với những người ăn ít hoa quả và rau xanh.
15. Không để ý tới nhứng triệu chứng thể chất
Bạn đã từng leo cầu thang lên ba tầng nhà mà không gặp vấn đề gì, nhưng đột nhiên, bạn cảm thấy mình thở dốc khi mới leo được một tầng hoặc cảm thấy đau thắt ở ngực. Đó chính là lúc bạn nên tới gặp bác sỹ ngay. Bạn càng điều trị sớm bao nhiêu, trái tim càng ít bị tổn thương bấy nhiêu.
16. Ăn mặn
Bạn càng tiêu thụ nhiều muối, huyết áp của bạn sẽ càng tăng cao. Cứ 3 người Mỹ thì có 1 người bị tăng huyết áp – yếu tố chính gây ra đột quỵ, suy thận và đau tim. Hãy tránh xa các đồ ăn đóng gói sẵn, đọc nhãn sản phẩm về hàm lượng muối và cố gắng ăn nhiều rau xanh. Đa số chúng ta thường ăn ít hơn 2.300 mg muối một ngày. Nếu bạn bị tăng huyết áp hoặc trên 50 tuổi, hãy ăn dưới 1.500 mg muối một ngày.
17. Ăn thực phẩm có calo “rỗng”
Đồ ăn chứa nhiều đường, chất béo và dầu mỡ thường chứa nhiều calo nhưng lại ít chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Nghiên cứu cho thấy, một bữa ăn chứa toàn đồ ăn có calo rỗng sẽ làm gia tăng nguy cơ thừa cân và tiểu đường. Hãy ăn những đồ ăn chứa nhiều dinh dưỡng như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, hải sản, trứng, đậu nành và hạt không chứa muối. Thịt nạc và thịt gia cầm, cùng với sữa không béo hoặc ít béo cũng là những lựa chọn tốt.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.