Đối với người bệnh tăng huyết áp có lẽ rất nhiều người biết đến với cái tên amlodipin tôi. Tôi có thể mang tên gốc này hoặc tên khác (tùy theo mỗi nhà sản xuất), song trong mục thành phần các nhà sản xuất đều phải ghi tên tôi ở đó. Tác dụng chống tăng huyết áp của tôi là trực tiếp làm giãn cơ trơn quanh động mạch ngoại biên.
Do ít có tác dụng hơn trên kênh calci cơ tim nên không làm dẫn truyền nhĩ thất ở tim kém đi và cũng không ảnh hưởng xấu đến lực co cơ tim.
Để đạt hiệu quả tối ưu trong điều trị tăng huyết áp, tôi có thể được bác sĩ dùng phối hợp với các thuốc điều trị tăng huyết áp khác. Cụ thể như thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu thiazid hoặc thuốc lợi tiểu quai hoặc/và cùng với thuốc ức chế enzym chuyển đổi angiotensin.
Ngoài tăng huyết áp tôi còn được dùng trị đau thắt ngực. Thời gian tác dụng chống đau thắt ngực kéo dài 24 giờ. Người bệnh đau thắt ngực cũng có thể dùng amlodipin tôi phối hợp với thuốc chẹn beta và bao giờ cũng dùng cùng với nitrat (đây là thuốc điều trị cơ bản đau thắt ngực). Đối với người bệnh đau thắt ngực ổn định còn thường dùng tôi để dự phòng.
Trong điều trị tăng huyết áp và đau thắt ngực, liều phải phù hợp cho từng người bệnh nên bệnh nhân tuyệt đối không được mách nhau dùng thuốc. Khi được kê đơn dùng, người bệnh cần theo dõi những bất lợi của tôi có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc.
Cụ thể là, phù cổ chân từ nhẹ đến trung bình (điều này liên quan đến liều dùng) là tác dụng phụ thường gặp nhất, đặc biệt khi dùng liều cao.
Ngoài ra, các biểu hiện: nhức đầu, chóng mặt, đỏ bừng mặt và có cảm giác nóng, mệt mỏi, suy nhược, đánh trống ngực, chuột rút, buồn nôn, đau bụng, khó tiêu, khó thở... người bệnh cũng hay gặp phải.
Khi gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào người bệnh cần thông báo cho bác sĩ điều trị biết để có những lời khuyên hoặc xử lý thích hợp. Tránh trường hợp không báo cho bác sĩ biết, sẽ làm cho các bất lợi trên thêm trầm trọng, nhiều khi nguy hiểm đến tính mạng đấy.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.