Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thêm một buổi sáng không ghi nhận ca mắc mới COVID-19, sẽ có 14 ca khỏi bệnh trong ngày 10/4

Theo bản tin phát lúc 6h00 sáng ngày 10/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến thời điểm này, không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Hiện số mắc vẫn là 255 ca. Cũng trong ngày hôm nay, dự kiến có 14 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh

Tổng số ca mắc: 255 trường hợp, trong đó:

- 158 người từ nước ngoài chiếm 62,2%;

- 97 người lây nhiễm thứ phát.

 

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 74.941, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 720;

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 24.329;

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 49.892.

 

Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 17 ca.

- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 18 ca.

- Dự kiến trong ngày 10/4, 14 bệnh nhân sẽ được công bố điều trị khỏi COVID-19, cụ thể như sau:

· 10 bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2;

· 01 bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh;

· 01 bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng;

· 02 bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận.

Thủ tướng: Xử lý nghiêm người không thực hiện cách ly toàn xã hội

Chiều 9/4, phát biểu kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu các lực lượng chức năng, đặc biệt là lực lượng công an xử lý nghiêm những người không thực hiện cách ly toàn xã hội, không đeo khẩu trang, không có việc cần thiết nhưng vẫn ra đường…

Hiện gần 4 tỷ người ở 90 quốc gia, gần 50% dân số thế giới đang được yêu cầu ở nhà để phòng chống COVID-19. Nhiều nước thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt, cả xử lý hình sự đối với người ra đường không đúng quy định. Có thể thấy, Việt Nam không phải nước duy nhất thực hiện cách ly toàn xã hội nhưng là nước thực hiện sớm.

Chúng ta đã làm tốt, đạt kết quả đáng mừng, tuy nhiên, theo Thủ tướng, nguy cơ lây nhiễm còn lớn, không thể chủ quan, lơ là, mất cảnh giác. Thủ tướng yêu cầu mọi người dân phải thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, đeo khẩu trang ở nơi công cộng, thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, ai không thực hiện thì xử phạt nghiêm, phê phán cá nhân, tập thể vi phạm. Không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác với dịch COVID-19 như tình trạng một số nước vấp phải, “kết quả từ các bản tin hằng ngày là mừng nhưng nỗi lo vẫn còn đó”.

Thủ tướng nêu rõ, chúng ta kiên định nguyên tắc từ đầu là ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và điều trị hiệu quả, trong từng thời điểm, có thể thay đổi chiến thuật, ứng phó theo giai đoạn nhưng kiên định về chiến lược trên tinh thần “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

Điều quan trọng của chiến lược phòng chống là áp dụng đúng thời điểm, tăng dần mức độ, vì vậy đạt được thành công ban đầu quan trọng.

Về ngăn chặn nguồn lây từ bên ngoài, Thủ tướng yêu cầu thực hiện đúng tinh thần Chỉ thị 16, tiếp tục giữ chặt biên giới, hạn chế người từ nước ngoài vào Việt Nam trừ một số trường hợp đã được nêu trong các văn bản trước đó. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các chuyến bay, tạm dừng các chuyến bay quốc tế trừ chở hàng và công tác bảo hộ công dân được sự cho phép của Thủ tướng. Hạn chế tối đa các chuyến bay nội địa. Tiếp tục khuyến cáo công dân ở các nước không về nước trước ngày 15/4 trừ một số trường hợp đặc biệt. Với tất cả người nhập cảnh vào Việt Nam, đều thực hiện cách ly từng đối tượng cụ thể.

Bộ Y tế mở các kênh tư vấn bảo vệ sức khỏe cho người dân đang sinh sống, làm ăn ở nước ngoài qua hệ thống khám chữa bệnh trực tuyến.

Nhấn mạnh việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16, Thủ tướng nêu rõ, các địa phương cần chấn chỉnh, thực hiện nghiêm biện pháp cách ly xã hội với biện pháp mạnh nhưng không "quá tả" trong thực hiện, không "quá hữu" dẫn đến buông xuôi, trong đó bảo đảm lưu thông hàng hóa, nhưng kiểm soát chặt chẽ con người. Các lực lượng chức năng và các tỉnh biên giới tiếp tục đẩy mạnh việc thông quan hàng hóa, tạo điều kiện cho hàng hóa qua biên giới thuận tiện.

Thủ tướng yêu cầu các lực lượng chức năng, đặc biệt là lực lượng công an xử lý nghiêm những người không thực hiện cách ly toàn xã hội, không đeo khẩu trang, không có việc cần thiết nhưng vẫn ra đường…

Thủ tướng giao Ban chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế có nhận định, đánh giá tình hình sát đúng để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc có hay không tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 sau thời hạn 15/4 vào phiên họp sau.

Phát hiện sớm, khoanh vùng, dập dịch là yêu cầu cấp bách. Cần tăng cường năng lực xét nghiệm, bảo đảm các tỉnh, thành phố thực hiện việc xét nghiệm theo phương châm “4 tại chỗ”. Cần thay đổi chiến lược xét nghiệm cho phù hợp. Không được chủ quan trong phán đoán, cần hành động ngay, dứt khoát để khoanh vùng, dập dịch.

Từ trường hợp Bệnh viện Bạch Mai và một số bệnh viện khác, cần chú trọng phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 cho các nhân viên y tế. Bộ Y tế cần có hướng dẫn kỹ lưỡng việc cách ly đối với nhân viên y tế nếu xảy ra ở quy mô lớn hơn để bảo đảm có đầy đủ nhân viên y tế làm việc.

Tập trung phát triển trang thiết bị y tế, Thủ tướng cho rằng, đây là thời cơ cũng là thách thức đối với các ngành sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế.

Việc tự sản xuất được sinh phẩm chẩn đoán bệnh đã giúp chúng ta chủ động trong xét nghiệm, điều trị, là cơ hội khi chúng ta xuất khẩu sinh phẩm này.

Yêu cầu đẩy mạnh cung cấp công khai, minh bạch về các biện pháp phòng chống dịch để người dân yên tâm, Thủ tướng nêu rõ, cần tuyên truyền đúng mức, không lạc quan quá, cũng không giật gân khiến người dân hoang mang. Truyền thông cần tập trung vào 3 đối tượng: Y bác sĩ, nhân viên y tế trực tiếp chống dịch; các đội ngũ phục vụ trực tiếp như công an, quân đội, kể cả lực lượng biên phòng; những tấm lòng nhân ái.

Tham khảo thêm thông tin tại: Thủ tướng: Tập trung cao độ khóa chặt nguy cơ lây bệnh bên ngoài, dập dịch triệt để trong nước

Thái Bình - Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm