Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dịch COVID-19: Nâng cấp phòng ngừa ở các cơ sở y tế; người dân thực sự cần thiết mới đi khám

Ngành y tế yêu cầu các bệnh viện nâng cấp phòng ngừa trong công tác phòng chống dịch; đồng thời sẽ thực hiện việc chuyển các bệnh nhân mắc COVID-19 có nhiều bệnh nền mãn tính, sau khi đã điều trị cho kết quả âm tính với virus SARS- CoV-2 về các bệnh viện tuyến chuyên khoa sâu để điều trị tiếp.

Nữ bệnh nhân 64 tuổi 3 lần ngừng tuần hoàn đã được các chuyên gia dồn tâm sức chữa trị

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Phó trưởng Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID -19 chia sẻ: Đến thời điểm sáng 9/4, Việt Nam ghi nhận 251 ca dương tính với SARS-CoV-2 đang được điều trị tại 17 cơ sở y tế.

Đây là các bệnh viện tuyến Trung ương như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài ra còn có các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến chuyên khoa lao phổi, bệnh viện tuyến huyện cũng tham gia điều trị cho người mắc COVID-19.

“Đến thời điểm này, điểm đáng mừng là hàng ngày số lượng bệnh nhân dương tính ít hơn số người được chữa khỏi. Hiện số ca dương tính được chữa khỏi đã chiếm hơn 50% số ca bệnh với có 128 người được chữa khỏi, còn 123 người đang tiếp tục điều trị. Trong đó chỉ có 5 ca phải thở máy, 1 người bệnh được tiến hành ECMO”- PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói.

Các chuyên gia hội chẩn điều trị bệnh nhân nặng mắc COVID-19

Trong đêm 7/4 có 1 bệnh nhân diễn biến rất nặng, 3 lần ngừng tuần hoàn, các bác sỹ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tích cực cứu chữa dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế và các Giáo sư đầu ngành thì nay bệnh nhân đã tạm ổn định. Đó là bác của bệnh nhân số 17. Đa số các bệnh nhân khác đều được điều trị theo phát đồ nền của Bộ Y tế và các phác đồ mà hiện nay đang thử nghiệm, thực hiện theo phác đồ mới của các nước.

Hiện Việt Nam cũng đang tích cực triển khai một số nhóm giải pháp, biện pháp khác như phối hợp cùng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và hệ thống các viện huyết học để tiến hành lấy máu, chiết tách huyết tương của người khỏi bệnh để nghiên cứu, sử dụng cho người bệnh nặng theo phác đồ đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo cùng với các phác đồ của nước bạn như Cuba, Nhật Bản, Pháp đã khuyến cáo.

Tiểu ban điều trị thường xuyên họp để cập nhật các phác đồ điều trị này. Các bệnh nhân mắc COVID-19 mà có nhiều bệnh nền mãn tính thì sau khi đã điều trị cho kết quả âm tính với virus SARS- CoV-2 sẽ được chuyển về các bệnh viện tuyến chuyên khoa sâu để điều trị tiếp.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê đánh giá đây là một chiến lược điều trị. Bởi hiện các bệnh viện bệnh truyền nhiễm đầu ngành được giao nhiệm vụ điều trị cho bệnh nhân COVID-19, nên nếu các ca khỏi bệnh này mà còn bệnh nền thì nên chuyển sang cơ sở có điều kiện hồi sức cấp cứu, điều trị chuyên khoa sâu thì tốt hơn…

Các bệnh viện đầu ngành, chuyên khoa sâu, các bác sỹ chuyên khoa giàu kinh nghiệm đang lập mạng lưới để thực hiện mục tiêu cứu chữa bệnh nhân COVID -19 nặng cũng như bệnh nhân có bệnh lí nền khi hết giai đoạn điều trị trong Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương...
 

Nâng cấp phòng ngừa trong các cơ sở y tế; người dân chỉ thực sự cần thiết mới đi khám bệnh

Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết: Ngay khi phát hiện ca bệnh 237 người Thuỵ Điển có đến thăm khám tại một số cơ sở khám chữa bệnh, Bộ Y tế, Tiểu ban điều trị đã đề xuất cùng các tiểu ban khác đã thống nhất nâng cấp phòng ngừa ở các bệnh viện, toàn bộ hệ thống khám chữa bệnh được nâng lên một cấp mới.

“Tức là coi những người bệnh đến khám, cấp cứu, bệnh nhân mới ở tất cả các cơ sở khám chữa bệnh như là đối tượng, có khả năng truyền bệnh, triệu chứng, các vấn đề liên quan đến COVID -19 để các bệnh viện nâng cao cảnh giác, không bỏ sót, không kịp phát hiện cũng như lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế”- PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói.

Theo đó, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đã có văn bản số 1898/CĐ-BCĐQG về tiếp tục tăng cường phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám chữa bệnh.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cũng đã có văn bản gửi Giám đốc các Sở y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) trên toàn quốc tăng cường giám sát việc thực hiện chỉ đạo này. Các cơ sở y tế cần thực hiện nâng cấp, cảnh giác hơn ngay từ khi người bệnh bước chân vào cổng bệnh viện, từ bảo vệ đến khu vực cách ly. Các bệnh viện thực hiện tùy theo điều kiện, bố trí cơ sở tiếp đón nằm ngoài cơ sở khám chữa bệnh, tránh nguồn lây xâm nhập vào các cơ sở y tế.

Tất cả người dân đến khám ở các cơ sở khám chữa bệnh cần liên hệ trước, tìm hiểu thông tin trước khi đến. Các cơ sở y tế củng cố đường dây nóng tư vấn cho người bệnh, các phương pháp mà người bệnh muốn tìm hiểu về bênh, hẹn khám, qua công nghệ thông tin giúp tư vẫn cho người bệnh đầy thật đầy đủ, chỉ khi nào thật cần thết mới đến khám, cấp cứu tại cơ sở y tế.

Một việc nữa là các bệnh viện xem xét các ca cần phẫu thuật, mổ phiên thì hoãn, giãn ra, làm chậm lại nếu được; cho thuốc bệnh nhân mãn tính như huyến áp, tim mạch, tiểu đường… trước là 1 tháng thì nay cấp từ 2-3 tháng tùy tình trạng bệnh. Với trường hợp người bệnh được đến khám, điều trị tại bệnh viện thì phải thực hiện đúng quy định giường bệnh cách ly cách nhau 2m; người khám cũng cách nhau 2m trong lúc chờ đợi.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Bệnh viện Phổi Trung ương

Các biện pháp dự phòng này bắt buộc các cơ sở y tế phải triển khai nghiêm túc, các cơ sở cùng vào cuộc để luôn luôn cảnh giác, giúp người bệnh đến cơ sở y tế an toàn, đảm bảo an toàn cho các thầy thuốc, cơ sở khám chữa bệnh, có được nguồn lực, thầy thuốc luôn trong tư thế khỏe mạnh, hùng hậu, đủ điều kiện chiến đấu chống lại dịch bệnh…

Một vấn đề nữa là hiện số lượng người bệnh đến khám, điều trị, người bệnh nội trú đã giảm, các bệnh viện cần thực hiện Chỉ thị 16, cần thực hiện sách lược, chiến lược nhân lực điều trị. Tức là các bệnh viện cần chia thành 2 -3 kíp, các kíp cách nhau khoảng từ 7-14 ngày. Nếu không may có 1 kíp gặp người bệnh dương tính thì chỉ cách lý 1 kíp, kíp sau lại tiếp tục công việc, luôn luôn có lực lượng ứng trực trong các cơ sở khám chữa bệnh.

Đây là việc quan trọng nhằm bảo toàn lực lượng, tránh như một số trường hợp bệnh viện như vừa rồi khi có ca dương tính thì toàn bộ bệnh viện phải đóng cửa, không có đủ nhân lực. Đề nghị các bệnh viện thực hiện nghiêm, tốt đề phòng trường hợp xấu nhất, có nhân lực chiến đấu với dịch bệnh…

PGS.TS Lương Ngọc Khuê khẳng định: Hiện Bộ Y tế đã xây dựng nhiều kịch bản, quy trình để người dân đến khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu trong giai đoạn hiện nay. Ví dụ như là việc chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân COVID -19, bệnh nhân đái tháo đường, ung thư… trong dịch bệnh, hướng dẫn người cao tuổi, chăm sóc sức khỏe tại nhà theo nguyên lý y học gia đình, phục hồi chức năng với người mắc COVID-19

Do đó, tất cả người dân cần tự bảo vệ mình, hạn chế tối đa phải đến khám, điều trị tại các cơ sở y tế trừ trường hợp cần thiết, cấp cứu. Khi bắt buộc phải đến khám thì người dân phải đảm bảo phương tiện phòng hộ, đeo k hẩu trang, làm theo đúng hướng dẫn, quy trình của . Đây là những việc làm cần thiết với người dân và các cơ sở y tế để chúng ta có được thế trận tốt nhất phòng ngừa và chiến đấu chống lại đại dịch này…

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Tiêm phòng Lao giúp giảm nguy cơ tử vong do COVID-19?

Thái Bình - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm