Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

WHO chính thức công bố đại dịch COVID-19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố dịch bệnh COVID-19 lan rộng tại 114 quốc gia/vùng lãnh thổ, hơn 4000 người tử vong đã chính thức trở thành đại dịch.

"Đây là đại dịch đầu tiên do coronavirus gây ra", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố tại họp báo ở Geneva.

Mặc dù đã nâng cảnh báo y tế lên mức cao nhất, người đứng đầu WHO cho biết vẫn còn hy vọng có thể khống chế dịch bệnh COVID-19. Ông thúc giục các quốc gia cần phải hành động ngay để đầy lùi dịch bệnh.

Tổng Giám đốc WHO chính thức công bố dịch bệnh COVID-19 là đại dịch

"WHO đã lên sẵn kịch bản ứng phó với COVID-19 kể từ khi xuất hiện các ca nhiễm đầu tiên", ông Tedros nói. WHO kêu gọi các quốc gia hành động khẩn trương và quyết liệt.

Tới nay, toàn thế giới ghi nhận trên 120 nghìn ca nhiễm COVID-19. Tâm dịch xuất hiện ở Trung Quốc, Italy, Iran, Hàn Quốc. Trung Quốc trên 80 nghìn ca nhiễm, Italy trên 10 nghìn ca nhiễm, Iran 9 nghìn ca nhiễm, Hàn Quốc trên 7,7 nghìn. Dịch cũng đã lan rộng ra 47 quốc gia/vùng lãnh thổ của châu Âu. Một vài quốc gia châu Âu đang là điểm nóng ngoài Italy như Tây Ban Nha trên 2 nghìn ca nhiễm, Đức trên 1,6 nghìn ca nhiễm. Ở bên kia bờ đại dương, Hoa Kỳ cũng ghi nhận trên 1 nghìn ca nhiễm.

Trong vòng 2 tuần qua, số ca nhiễm COVID-19 bên ngoài Trung Quốc đã tăng gấp 13 lần, số lượng quốc gia/vùng lãnh thổ ghi nhận ca mắc tăng gấp 3 lần, người đứng đầu WHO thừa nhận. WHO lo ngại trong những ngày tới và trong những tuần sắp tới, số ca mắc, số lượng người tử vong cũng như số lượng quốc gia/vùng lãnh thổ có ca mắc COVID-19 sẽ còn tăng lên.

WHO quan ngại sâu sắc, cả về mức độ lây lan cũng như mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, và tình trạng báo động về việc các nhà lãnh đạo thế giới chưa tích cực trong việc ứng phó với dịch bệnh COVID-19. Do vậy mà WHO đã quyết định đánh giá COVID-19 mang đặc điểm của một đại dịch.

Bằng cách công bố đại dịch COVID-19, WHO đưa COVID-19 vượt lên trên cả các dịch bệnh gây chết người như Ebola ở Congo, Zika năm 2016, và Ebola năm 2014 ở Tây Phi. Những dịch bệnh này đều là trường hợp khẩn cấp quốc tế.

Dịch COVID-19 đã lây lan toàn cầu, 114 quốc gia/vùng lãnh thổ ghi nhận ca mắc

Vào tháng 1, WHO từng công bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu khi các ca nhiễm tăng vọt ở Trung Quốc, nơi virus lần đầu tiên được phát hiện.

4 quốc gia tâm dịch: Trung Quốc, Italy, Iran và Hàn Quốc đang tiến hành những biện pháp triệt để để làm chậm tốc độ lây lan của dịch COVID-19. Căn bệnh này gây tỷ lệ tử vong cao hơn cho người cao tuổi và những ai có bệnh mạn tính hay tình trạng sức khỏe kém.

Ông Tedros nhận định Trung Quốc và Hàn Quốc đã đạt thành công trong khống chế ca nhiễm mới. Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 tiếp tục lây lan ra toàn cầu.

Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra (COVID-19) theo báo cáo mới nhất của WHO rút ra từ hơn 70 nghìn ca ở Trung Quốc là: sốt (88%); ho khan (68%); mệt mỏi (38%); có đờm (33%). Theo WHO, Khó thở xảy ra ở khoảng gần 20% ca bệnh, và khoảng 13% viêm họng hay đau đầu.

Nguyễn Vân - Theo Sức khỏe đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

Xem thêm