Xem video Thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi tới Hội nghị trực tuyến giữa WHO và Bộ trưởng Y tế các nước/ vùng lãnh thổ khu vực Tây Thái Bình Dương:
Vào ngày 8/4/2020, tại trụ sở Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương đã diễn ra cuộc họp trực tuyến giữa WHO và Bộ trưởng Y tế các nước/vùng lãnh thổ khu vực Tây Thái Bình Dương. Cuộc họp có sự tham gia của Bộ trưởng Y tế của 32 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực trong đó có 18 Bộ trưởng/ Thứ trưởng và 14 cấp Cục/Vụ cùng các đầu mối về Điều lệ y tế quốc tế (IHR focal point) của các nước trong khu vực TTBD. Về phía WHO khu vực TTBD có Ts. Takeshi Kasai, Giám đốc WHO khu vực TTBD, Bs. Yunguo Liu, Giám đốc quản lý chương trình, PGS. TS. Trần Thị Giáng Hương, Giám đốc các Chương trình kiểm soát bệnh tật kiêm quyền Giám đốc Chương trình Y tế Khẩn cấp của WHO khu vực TTBD cùng các lãnh đạo khác của WHO TTBD.
Với chủ đề: “Chung tay đoàn kết ứng phó với COVID 19”, các đại biểu đã được nghe các bài phát biểu của Lãnh đạo một số quốc gia trong khu vực: Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Fiji Bainimarama, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Các nhà lãnh đạo đã thể hiện cam kết chính trị mạnh mẽ cùng các hành động quyết liệt trong cuộc chiến chống COVID 19, đồng thời cũng thể hiện tinh thần đoàn kết, tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống dịch COVID 19.
1 tháng tới - giai đoạn quyết định ngăn chặn dịch bệnh
Tại hội nghị, WHO khu vực TTBD đã cập nhật các thông tin về tình hình dịch bệnh trên toàn cầu và trong khu vực TTBD, đồng thời đưa ra các định hướng chiến lược về công tác phòng chống dịch COVID 19 trong thời gian tới, cụ thể là:
Tiếp tục các nỗ lực nhằm kiểm soát dịch bệnh bao gồm phát hiện sớm các ca bệnh, cách ly kịp thời, tiến hành điều tra dịch tễ các ca bệnh, khoanh vùng vùng dập dịch. Kèm theo đó là thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội nhằm ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh ra cộng đồng.
Trong thời gian qua nhiều quốc gia trong khu vực như Việt Nam, Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc)… đã quyết liệt phòng chống dịch bệnh, ngăn chặn các ca bệnh xâm nhập từ nước ngoài vào, phát hiện sớm ca bệnh, cách ly kịp thời và điều tra dịch tễ học các ca bệnh tiếp xúc với ca bệnh dương tính(contact tracing), khoanh vùng dập dịch và điều trị các ca nhiễm. Chính nhờ những biện pháp quyết liệt này mà hầu hết các quốc gia trong khu vực TTBD đều đang ở 01 giai đoạn đầu của dịch đó là Giai đoạn I: có các ca xâm nhập và giai đoạn 2: có các chùm ca bệnh hoặc lây nhiễm khu trú trong cộng đồng (localized transmission). Nhờ vậy đã giúp cho hệ thống y tế không bị quá tải như tình trạng đã và đang xảy ra ở một số nước châu Âu hoặc Hoa Kỳ hiện nay.
Giai đoạn trong vòng 01 tháng tới là giai đoạn quyết định cho các quốc gia trong khu vực nhằm tiếp tục kiểm soát hiệu quả, không để dịch lây lan trong cộng đồng bằng việc triển khai tiếp các biện pháp giãn cách xã hội (social distancing), đây là giai đoạn quyết định và cần có sự tham gia tích cực của cộng đồng và toàn xã hội.
Đồng thời WHO cũng khuyến cáo các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực cần sẵn sàng chuẩn bị hệ thống y tế để ứng phó với giai đoạn dịch lây lan trong cộng đồng. Hệ thống y tế cần được sẵn sàng chuẩn bị và phân tuyến kỹ thuật phù hợp để đủ cơ ở vật chất và nguồn nhân lực đáp ứng điều trị bệnh nhân nặng ở tuyến y tế cao nhất và phân tuyến điều trị bệnh nhân nhẹ và vừa ở các tuyến y tế cơ sở để tránh tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến cuối. Đồng thời cần đảm bảo nhân viên y tế trực tiếp tham gia công tác chống dịch được trang bị đầy đủ các trang bị phòng hộ cá nhân, tránh để cho nhân viên y tế bị lây nhiễm và đảm bảo tốt công tác chống nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế.
WHO TTBD hỗ trợ các nước trong khu vực ứng phó với dịch COVID-19
Trong hơn 03 tháng qua, kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, Văn phòng WHO khu vực TTBD cùng văn phòng WHO tại các quốc gia đã phối hợp chặt chẽ với Chính phủ và Bộ Y tế các nước trong khu vực trong công tác phòng chống dịch COVID-19. Những hoạt động do WHO Khu vực TTBD đã triển khai nhằm hỗ trợ các quốc gia trong khu vực ứng phó với dịch COVID-19 gồm có:
Xây dựng và ban hành Hướng dẫn Chuẩn bị ứng phó khi dịch COVID-19 lây lan trong cộng đồng. Trong quá trình xây dựng Hướng dẫn này, WHO có tư vấn nhanh với các quốc gia thành viên để tiếp nhận các ý kiến góp ý giúp cho bản Hướng dẫn được hoàn thiện hơn.
Dựa trên bản Hướng dẫn nêu trên, WHO đã xây dựng Kế hoạch hành động của khu vực TTBD để ứng phó với việc dịch lây lan ra cộng đồng. Đây là cơ sở để các quốc gia và vùng lãnh thổ xây dựng Kế hoạch hành động của từng quốc gia, phù hợp với điều kiện và tình hình của mỗi nước.
Xây dựng bộ chỉ số (Indicators of community transmission) để đánh giá tình trạng và mức độ lây nhiễm tại cộng đồng của dịch bệnh.
Giám đốc WHO khu vực TTBD và các chuyên gia trong các lĩnh vực của WHO tổ chức cầu truyền hình trực tiếp hàng tuần với Bộ trưởng Bộ Y tế các nước và các cơ quan đầu mối về Điều lệ Y tế quốc tế (IHR Focal Point) của các nước để cập nhật thông tin và đưa ra các khuyến nghị về công tác phòng chống dịch COVID 19 đối với từng quốc gia.
Xây dựng các Hướng dẫn kỹ thuật cho công tác phòng chống dịch COVID 19 như: phác đồ điều trị lâm sàng bệnh COVID 19; Xây dựng Hướng dẫn phòng chống lây nhiễm cho nhân viên y tế tham gia công tác phòng chống dịch COVID 19;Xây dựng Hướng dẫn xét nghiệm COVID 19 cho các phòng xét nghiệm trongkhu vực; Chỉ định các Phòng xét nghiệm tham chiếu COVID 19 trong khu vực…
Tập hợp và phân tích các nghiên cứu về phương thức lây truyền, phác đồ điều trị, thử nghiệm lâm sàng các thuốc kháng virus mới, đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu sản xuất vaccine…
Cử các chuyên gia đến hỗ trợ các quốc gia trong công tác phòng chống dịch COVID 19: bao gồm các lĩnh vực giám sát dịch tễ học, kiểm dịch y tế, phòng chống nhiễm khuẩn, quản lý ca bệnh, xét nghiệm, truyền thông nguy cơ. Các chuyên gia hiện đang trực tiếp hỗ trợ tại các nước CHDCND Lào, Campuchia, Malaysia, Philippines, Papua New Guinea, Fiji…
Hỗ trợ trang thiết bị phòng hộ cho nhân viên y tế: Đến nay 450 tấn trang thiết bị phòng hộ cá nhân (PPE) đã được chuyển đến 22 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực với 25 chuyến hàng.
Hỗ trợ cung cấp 40.000 test chẩn đoán COVID 19 (đợt 2) cho các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam. Trước đó 20.900 test chẩn đoán COVID 19 (đợt 1) đã được chuyển đến 9 nước trong khu vực.
Truyền thông nguy cơ trong công tác phòng chống dịch COVID 19: các chuyên gia về lĩnh vực truyền thông nguy cơ xây dựng các thông điệp truyền thông về phòng chống dịch COVID 19 đối với cộng đồng và cá nhân, chuyển tải các thông tin về cách phòng chống dịch bệnh trên các phương tiện thông tin truyền thống và mạng xã hội.
WHO đánh giá cao công tác phòng chống dịch bệnh của Việt Nam
WHO đánh giá cao các nỗ lực trong công tác phòng chống dịch COVID-19 của Việt Nam, đặc biệt là sự chỉ đạo quyết liệt và kịp thời của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ y tế từ trung ương đến địa phương.
Đặc biệt WHO đánh giá cao việc Việt Nam đã lên kế hoạch và xây dựng các kịch bản cụ thể cho các tình huống khác nhau của dịch bệnh, tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ y tế, phân tuyến kỹ thuật phù hợp (tuyến huyện có thể điều trị những trường hợp nhẹ), tránh việc chuyển tuyến nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm và dồn bệnh nhân lên hết tuyến trên.
Việt Nam là một trong 4 quốc gia đầu tiên đã thành công trong việc nuôi cấy và phân lập virus SARS CoV 2. Với các giải pháp đồng bộ và quyết liệt, Việt Nam đã bước đầu thành công trong việc ngăn chặn dịch bệnh, không để lây lan ra cộng đồng.
Tuy nhiên trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, cần tiếp tục cảnh giác cao độ và tập trung chuẩn bị ứng phó với các tình huống mới, đẩy mạnh kiểm dịch y tế biên giới, đảm bảo phân tuyến điều trị phù hợp, giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế, huy động được hợp tác quốc tế và hỗ trợ kỹ thuật trong công tác phòng chống dịch.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Thông điệp 100 ngày chống COVID-19 từ Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
Khi bạn bị táo bón, cơ thể bạn không loại bỏ kịp thời các chất thải. Và điều đó làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng. Các biến chứng thường xảy ra ở ruột già, hậu môn.
Những người bị hôi chân phải vật lộn hàng ngày với nỗi xấu hổ vì đôi chân có mùi, đặc biệt là khi cởi giày ở nơi công cộng hay cửa hàng giày dép. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng hôi chân hiệu quả?
Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ em bắt đầu thay đổi thành cơ thể người lớn quá sớm. Dậy thì sớm được coi la ở thời điểm trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Nguyên nhân gây dậy thì sớm thường không rõ ràng. Một số nguyên nhân xảy ra bao gồm nhiễm trùng, các vấn đề về hormone, khối u, vấn đề liên quan đến não hoặc chấn thương dẫn đến dậy thì sớm.
Nghiên cứu theo dõi quá trình giảm cân kéo dài 25 tháng cho thấy, chế độ ăn kiêng giàu protein và chất xơ giúp giảm cân hiệu quả và an toàn.
Chế độ ăn uống đủ chất xơ giúp giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm nguy cơ ung thư. Một vài dấu hiệu sau cảnh báo bạn đang thiếu chất xơ.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, căng thẳng quá cao trong công việc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, một vấn đề về nhịp tim nguy hiểm.
Astaxanthin là một chất chống oxy hóa mạnh thuộc nhóm carotenoid, được tìm thấy tự nhiên trong một số loài tảo biển và các loại hải sản như cá hồi, tôm và tôm hùm.
Sỏi mật là loại sỏi hình thành trong túi mật hoặc trong hệ thống ống dẫn mật. Sỏi mật thường ít khi gây triệu chứng, nhưng trong trường hợp chúng gây triệu chứng hoặc biến chứng khó chịu, người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật cắt túi mật để loại bỏ sỏi.