Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thông điệp 100 ngày chống COVID-19 từ Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

Cùng nhìn lại 100 ngày toàn Thế giới chống COVID-19

Hôm nay, 4/9/2020, đánh dấu 100 ngày kể từ khi WHO được thông báo về một trường hợp “viêm phổi không rõ nguyên nhân” tại Trung Quốc.

Thật đáng kinh ngạc khi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn mà cả thế giới đã thay đổi chóng mặt.

Hôm nay tôi muốn đưa ra một góc nhìn tổng quan về những gì WHO đã làm trong một trăm ngày qua và những gì chúng tôi sẽ làm tiếp theo để giảm bớt đau khổ và cứu sống những sinh mạng quý giá.

Vào ngày mùng 1 tháng 1 năm 2020, chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi được thông báo về ca bệnh đầu tiên, WHO đã khởi động Ban Hỗ trợ Quản lí sự cố để phối hợp đưa ra các phản ứng tại trụ sở chính, tại cấp khu vực và quốc gia.

Vào ngày mùng 5 tháng 1, WHO chính thức thông báo tới tất cả các nước thành viên về đợt bùng phát dịch bệnh này cũng như đăng tin về đợt bùng phát dịch lên website của WHO.

Vào ngày mùng 10 tháng 1, WHO đã ban hành một hướng dẫn toàn diện cho các quốc gia về cách phát hiện, kiểm tra và quản lí những trường hợp bệnh tiềm ẩn cũng như cách bảo vệ các nhân viên y tế.

Trong cùng ngày, chúng tôi đã triệu tập nhóm tư vấn chiến lược và kĩ thuật về các nguy cơ truyền nhiễm để đánh giá tình hình.

Chúng tôi cũng đã cùng làm việc với các nhà báo ngay từ thời gian đầu cũng như liên tục trả lời các vấn đề mà truyền thông đưa ra.

Chúng tôi đã triệu tập Hội đồng y tế khẩn cấp toàn cầu vào ngày 22 tháng 1, và 1 tuần sau đó, sau khi có trường hợp đầu tiên lây truyền từ người sang người ngoài Trung Quốc, và cũng tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu – mức độ cảnh báo cao nhất của chúng tôi. Tại thời điểm đó có 98 ca bệnh ngoài Trung Quốc và không có trường hợp tử vong.

Vào tháng 2, một nhóm các chuyên gia từ Canada, Trung Quốc, Đức, Nhật, Hàn Quốc, Nigeria, Liên bang Nga, Singapore và Mỹ đã đi thực địa tại Trung Quốc, nơi virus lần đầu xuất hiện để cập nhật và tìm hiểu thêm về chủng virus này, về đợt bùng phát dịch và về phương pháp đối phó cũng như để chia sẻ những bài học với toàn thế giới.

Đầu tháng 2, Đội Quản lí khủng hoảng của Liên Hợp Quốc (LHQ) được ích hoạt nhằm phối hợp các bộ máy của các tổ chức quốc tế, các quốc gia để hỗ trợ các nước hiệu quả nhất có thể.

Từ đó đến nay, chúng tôi vẫn đang làm việc ngày đêm xoay quanh năm lĩnh vực chính.

Đầu tiên, chúng tôi đã làm việc để hỗ trợ các nước xây dựng năng lực chuẩn bị và đối phó.

Thông qua mạng lưới của WHO tại 6 văn phòng khu vực và 150 văn phòng quốc gia, chúng tôi đã làm việc sát sao với chính phủ các nước để giúp họ chuẩn bị hệ thống y tế sẵn sàng đối phó với COVID-19, và đối phó khi các ca bệnh xuất hiện.

Chúng tôi đã ban hành Kế hoạch ứng phó và Chuẩn bị chiến lược nhằm xác định các hành động chính mà các quốc gia cần làm cũng như nguồn lực cần thiết thể thực hiện các hành động đó.

Các chính phủ và đối tác cũng đã cùng chung tay góp sức ngăn chặn dịch bệnh. Hơn 800 triệu Đô-la Mỹ đã được cam kết hoặc nhận để ứng phó với dịch. Trong đó bao gồm hơn 140 triệu Đô-la Mỹ từ hơn 229 nghìn cá nhân và tổ chức được huy động qua Quỹ  Phản ứng Đoàn kết, vượt quá sự mong đợi của chúng tôi và cũng thể hiện sự đoàn kết của toàn thế giới. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả những người đã quyên góp, bao gồm cả Apple vì đã quyên góp 10 triệu Đô-la Mỹ.

Để đảm bảo nguồn tiền này được sử dụng đúng nơi và đúng mục đích, chúng tôi đã thiết lập một cổng thông tin trực tuyến để giúp các đối tác có thể tìm được nguồn hỗ trợ cho những nhu cầu của họ.

Thứ hai, chúng tôi đã làm việc với nhiều đối tác để cung cấp những thông tin chính xác nhất cũng như đấu tranh chống lại thông tin sai lệch và tin giả tràn lan.

Chúng tôi đã đưa ra 50 hướng dẫn cho cộng đồng, nhân viên y tế và các quốc gia, cung cấp lời khuyên dựa trên các bằng chứng khoa học về mọi yếu tố của kế hoạch phản ứng.

Chúng tôi cũng đã kích hoạt mạng lưới chuyên gia toàn cầu bao gồm các chuyên gia hàng đầu về dịch tế học, các bác sĩ lâm sàng, các chuyên gia khoa học xã hội, chuyên gia thống kê, chuyên gia virus học, chuyên gia về truyền thông rủi ro và cả các lĩnh vực khác nữa để đưa ra được những phương án đối phó mang tính toàn cầu nhất cũng như nắm bắt được tất cả sự hỗ trợ mà chúng tôi cần từ khắc nơi trên thế giới, từ các chuyên gia của WHO, và chuyên gia từ nhiều tổ chức khác trên toàn cầu.

Đội EPI-WIN của chúng tôi đã đưa ra những lời khuyên cho các cá nhân và cộng đồng, cho những nhân viên y tế, người làm công và người lao động, cho các tổ chức tôn giáo về cách bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

Thông qua báo cáo tình hình cập nhật hàng ngày cùng họp báo thường xuyên, chúng tôi đã cập nhật với thế giới những thông tin thời sự nhất, các số liệu cũng như các bằng chứng cập nhật nhất.

Chúng tôi cũng đã tổ chức những cuộc họp thường xuyên với các nước thành viên để trả lời những vấn đề họ đặt ra cũng như học hỏi kinh nghiệm từ họ.

Chúng tôi đã phối hợp làm việc cùng các công ty truyền thông và công nghệ lớn như Facebook, Google, Instagram, LinkedIn, Messenger, Pinterest, SnapChat, Tencent, Tiktok, Twitter, Viber, WhatsApp, YouTube và hơn thế để chống lại những thông tin sai lệch và đưa ra lời khuyên dựa trên bằng chứng.

Chatbot của Whatsapp đã có hơn 12 triệu người theo dõi và có sẵn bằng 7 ngôn ngữ, bao gồm tiếng Hindi và tiếng Bồ Đào Nha sẽ được chúng tôi ra mắt vào ngày hôm nay. Chatbot của Viber cũng có hơn 2 triệu người theo dõi, có 3 thứ tiếng và 4 thứ tiếng nữa cũng sẽ được ra mắt vào tuần tới để có thể truyền tải thông tin đến tất cả mọi người trên thế giới giúp họ cập nhật những thông tin mới nhất.

Chỉ trong hai ngày vừa qua, chúng tôi đã tổ chức một cuộc hội thảo trực truyến để thu thập ý tưởng từ hơn 600 chuyên gia, cơ quan và cá nhân về cách chống lại thông tin sai sự thật.

Chúng tôi đã làm việc với FIFA và những ngôi sao thể thao nổi tiếng thế giới để tuyên truyền ý thức rửa tay và vận động thể chất.

Và từ khi chúng tôi công bố buổi hòa nhạc “One World: Together at Home” (Tạm dịch: “Vì một thế giới: Hãy cùng ở nhà”) cùng với Lady Gaga và Global Citizen vào thứ hai, đã có nhiều các đài truyền hình và nền tảng trực tuyến trên thế giới liên hệ với chúng tôi để truyền hình trực tiếp buổi hòa nhạc. Ca sĩ Lady Gaga đã cho chúng tôi biết cô đã gây quỹ được 35 triệu Đô-la Mỹ.

Thứ ba, chúng tôi đã làm việc hết năng suất để đảm bảo cung cấp đủ các thiết bị y tế thiết yếu cho những nhân viên y tế tuyến đầu.

Cho đến thời điểm này, chúng tôi đã vận chuyển hơn 2 triệu đồ bảo hộ đến hơn 133 quốc gia và đang chuẩn bị vận chuyển thêm 2 triệu mặt hàng nữa trong những tuần tới.  

Hơn 1 triệu bộ xét nghiệm chẩn đoán đã được gửi đến 126 quốc gia, ở tất cả các khu vực và chúng tôi cũng đang tìm thêm nguồn cung.

Nhưng chúng tôi cũng biết rằng vẫn còn cần nhiều hơn nữa. Như thế này vẫn là chưa đủ.

Vì vậy, chúng tôi đã làm việc với Phòng Thương mại Quốc tế, Diễn đàn Kinh tế Thế giới và các tổ chức tư nhân khác để đẩy nhanh quá trình sản xuất và phân phối các thiết bị y tế thiết yếu.

Hôm nay, chúng tôi ra mắt Lực lượng Đặc nhiệm Chuỗi cung ứng UN COVID-19 để tăng cường sản xuất hơn nữa cũng như cung ứng kịp thời cho những nơi đang cần. Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Tổng thư kí Antonio Guterres vì đã giúp đoàn kết các cơ quan của Liên Hợp Quốc cùng nhau đóng góp cho Lục lượng Đặc nhiệm Chuỗi cung ứng.

Thứ tư, chúng tôi vẫn đang liên tục đào tạo và huy động thêm các nhân viên y tế.

Đã có hơn 1,2 triệu người đăng kí vào 6 khóa học qua 43 ngôn ngữ khác nhau trên nền tẳng OpenWHO.org. Mục tiêu của chúng tôi là đào tạo được hàng chục triệu người, và chúng tôi cũng sẵn sàng để đào tạo thêm hàng chục, hàng trăm triệu người nữa.

Các chuyên gia đã được cử đi đến toàn thế giới qua Mạng lưới Phản ứng và Cảnh báo bùng phát dịch Toàn cầu của WHO cũng như qua nên tảng Đội Y tế Khẩn cấp.

Và thứ năm, chúng tôi đã đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu và phát triển.

Trong tháng hai, chúng tôi đã cùng làm việc với hơn 400 nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới để cùng nhau xác định và đẩy nhanh các nghiên cứu cần ưu tiên.

Chúng tôi đã phát động Thử nghiệm Đoàn kết, với hơn 90 quốc gia cùng nhau hợp tác để cùng tìm ra những phương pháp điều trị trong thời gian ngắn nhất.

Để hiểu thêm về con đường lây truyền, dịch tễ và biểu hiện lâm sàng của chủng virus này, chúng tôi đã đưa ra các protocol hiện đang được sử dụng tại hơn 40 quốc gia, theo hình thức phối hợp.

Chúng tôi cũng đang hợp tác với FIND để đẩy nhanh phát triển và tiếp cận các công cụ chẩn đoán mới.

Hôm nay, 130 nhà khoa học, nhà tài trợ và nhà sản xuất trên khắp thế giới đã cùng ký cam kết hợp tác với WHO để đẩy nhanh sản xuất vaccine COVID-19.

Và tất nhiên, WHO không đơn độc. Liên Hợp Quốc cũng không đơn độc. Mỗi ngày chúng tôi đều làm việc với hàng ngàn đối tác trong các lĩnh vực từ chính phủ đến học thuật đến các khối tư nhân, các tổ chức xã hội dân sự và nhiều hơn thế.

Và cũng có rất nhiều điều WHO đã làm trong 100 ngày qua mà tôi chưa nhắc đến ở đây.

Năm trụ cột này sẽ tiếp tục là nền tảng để chúng tôi tiếp tục công việc.

Trong những ngày sắp tới, WHO sẽ đưa ra những chiến lược cập nhật, Kế hoạch ứng phó và Chuẩn bị chiến lược có chỉnh sửa với các dự toán tài chính cho những đợt đối phó tiếp theo.

Trong suốt khoảng thời gian này, chúng tôi vẫn luôn tập trung làm việc với các quốc gia và đối tác để đưa thế giới lại với nhau cùng chống lại mối nguy hại chung.

Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ những người nghèo nhất và dễ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhất, không chỉ ở những nước nghèo, mà ở tất cả các quốc gia.

Trong 100 ngày qua, cam kết không ngừng nghỉ của chúng tôi là phục vụ tất cả công dân thế giới với sự công bằng, khách quan và trung lập. Và đó sẽ tiếp tục là trọng tâm duy nhất của chúng tôi trong những ngày tháng tới.

Cuối cùng, hiện tại đang là khoảng thời gian đặc biệt đối với những tín đồ Thiên Chúa giáo, người Do Thái, và Hồi giáo trên khắp thế giới. Hôm nay, WHO đã đưa ra những cân nhắc và khuyến nghị thực tế cho các cộng đồng tôn giáo.

Chúng tôi biết rằng COVID-19 đồng nghĩa với việc hàng tỉ tín đồ không thể ăn mừng ngày lễ của họ như bình thường.

Nhưng chúng tôi xin chúc mọi người có một Lễ Phục sinh, Lễ Vượt qua, và Lễ Ramadan an toàn và tràn ngập niềm vui.

Xin cảm ơn.  

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt và Thùy Anh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm