Mọi người trên khắp thế giới đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân không bị nhiễm virus SARS-COV-2. Một số người có nguy cơ cao bị bệnh nặng hơn so với những người khác, trong đó bao gồm người cao tuổi và người bị suy giảm miễn dịch. Nhưng chính xác thì suy giảm miễn dịch là gì? Đây là những gì bạn cần biết về suy giảm miễn dịch và COVID-19.
Khi một người bị suy giảm miễn dịch, điều đó có nghĩa là khả năng bảo vệ cơ thể họ bị suy yếu và không hoạt động bình thường.
Hàng rào bảo vệ được tạo thành từ một đội quân gồm các tế bào với khả năng có thể tiêu diệt những kẻ xâm lược trong cơ thể, bảo vệ bạn khỏi các bệnh tật như cảm lạnh thông thường, nhiễm trùng và thậm chí là ung thư. Khi hàng rào phòng thủ này bị suy giảm cơ thể sẽ dễ bị nhiễm bệnh, nhất là trong mùa dịch COVID-19 hiện nay.
Sự suy giảm chức năng của hệ thống miễn dịch có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Điều này cũng có thể liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong hệ thống phòng thủ của cơ thể chúng ta, chẳng hạn như thiếu tế bào bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào và tiêu diệt vi khuẩn, hệ thống điều hành miễn dịch bị lỗi, kẻ địch xâm nhập vào cơ thể quá mạnh mẽ...
Nguyên nhân phổ biến khiến hệ miễn dịch bị suy giảm?
Các bệnh mãn tính ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch bao gồm bệnh tim, bệnh phổi, lupus và tiểu đường. Các điều kiện khác có thể khiến một người bị suy giảm miễn dịch bao gồm ung thư, HIV / AIDS, suy dinh dưỡng và một số rối loạn di truyền hiếm gặp. Hóa trị liệu và các thuốc steroid cũng có thể làm giảm khả năng miễn dịch. Cơ chế gây suy giảm miễn dịch là phá hủy các tế bào miễn dịch hoặc làm giảm khả năng phát hiện và tiêu diệt vi khuẩn của tế bào.
Có nhiều mức độ ức chế miễn dịch khác nhau. Một số người có thể dễ bị nhiễm trùng hơn hoặc bị nhiễm trùng nặng hơn hoặc kéo dài hơn. Một số khác có sự suy giảm miễn dịch cao hơn, cần tránh để bị nhiễm trùng, vì những người này dễ bị nhiễm mầm bệnh bất thường hay thậm chí các bệnh nhiễm trùng thông thường như viêm phổi có thể đe dọa đến tính mạng.
Một người hệ miễn dịch suy giảm làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng là do hệ thống miễn dịch của họ có thể không gắn kết các phản ứng thông thường với các mối đe dọa, chẳng hạn như sốt hoặc sưng một cách rõ ràng. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng bị bỏ qua ngay từ đầu và làm cho chúng bám chặt hơn trong cơ thể trước khi chúng ta nhận ra rằng cần phải tìm sự giúp đỡ từ một bác sỹ.
Bệnh nhân suy giảm miễn dịch có khả năng đáp ứng miễn dịch kém với việc tiêm phòng. Những bênh nhân suy giảm miễn dịch không phát triển khả năng miễn dịch và hệ miễn dịch của họ nhầm tưởng rằng cơ thể được bảo vệ chống lại bệnh tật trong khi thực tế lại không. Khi hệ thống miễn dịch không hoạt động hết công suất, không có đủ tế bào miễn dịch thực hiện các phản ứng qua trung gian tế bào để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân xâm nhập. Điều này khiến nhiễm trùng tiến triển nhanh hơn từ một loại virus nhẹ sang nhiễm trùng huyết gây suy đa tạng.
Nếu bạn bị suy giảm miễn dịch và nghĩ rằng bạn có thể mắc COVID-19 , điều quan trọng là bạn phải ở nhà và gọi bác sĩ ngay lập tức. Nếu bạn có những dấu hiệu nguy hiểm như khó thở, đau tức ngực hãy đi khám ngay lập tức. Nếu không, hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ để tự chăm sóc bản thân tại nhà, điều này sẽ giúp phòng ngừa người khác có thể tiếp xúc hoặc bị nhiễm bệnh.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tiêm chủng cho trẻ em bị suy giảm miễn dịch
Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa tiếp nhận người bệnh H.Q.L. 72 tuổi trú tại Quảng Ninh, đến khám bệnh vì sưng đau bàn chân 2 bên từng đợt.
Táo bón là một thuật ngữ y khoa có thể đề cập đến việc giảm số lần đi tiêu mỗi tuần hoặc đau hoặc cảm thấy khó khăn khi đi đại tiện.
Việc bỏ qua bữa ăn đầu ngày có thể tác động đến sức khỏe theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả những thay đổi tích cực lẫn tiêu cực.
Việc lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khỏe răng miệng là điều rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra, thói quen sinh hoạt cũng là một yếu tố cần cân nhắc. Răng miệng của trẻ mang nhiều đặc tính đặc biệt, cần sự quan tâm đặc biệt của cha mẹ. Vậy với con trẻ, nên lựa chọn loại nào là tốt nhất?
Có nhiều món ăn lạ, ngon miệng như sushi, hàu sống... nhưng có thể không phù hợp với thể trạng của bạn.
Trong khi các thông báo từ điện thoại thông minh nổi lên hàng ngày có thể gây ra chứng lo âu, thì bạn cũng có thể sẽ mắc phải hội chứng sợ hãi khi bị mất hoặc quên điện thoại di động. Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc phải hội chứng sợ hãi khi không có điện thoại di động (ĐTDĐ).
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi vào ban đêm, trong đó bao gồm cả những bệnh lý nguy hiểm.
Nghệ an toàn để tiêu thụ trong thời kỳ mang thai với một lượng nhỏ. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng các chất bổ sung hoặc dùng thuốc của loại gia vị này.