Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhiễm khuẩn tái diễn – Nguy cơ suy giảm miễn dịch

Từ khi chào đời chúng ta đã sống trong một biển vi trùng, vi khuẩn. Ai ai ít nhất cũng một vài lần bị viêm nhiễm. Hầu hết mọi người đều khỏi bệnh nhưng một số người lại bị bệnh tái diễn và tình trạng viêm nhiễm nặng, kéo dài bất thường. Nguyên nhân bất thường này do hệ miễn dịch của họ không đảm nhiễm được chức năng bảo vệ cơ thể.

Nhiễm khuẩn tái diễn – Nguy cơ suy giảm miễn dịch

123

Bình thường, hệ miễn dịch của chúng ta có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm bằng nhận biết tác nhân gây bệnh, đào thải chúng ra khỏi cở thể trước khi chúng gây bệnh. Hàng rào miễn dịch đầu tiên chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh là toàn bộ bề mặt của cơ thể, nơi tiếp xúc với thế giới bên ngoài như da, niêm mạc đường hô hấp, niêm mạc đường tiêu hóa, đường tiết niệu, sinh dục. Khi hàng rào bảo vệ cơ thể đầu tiên bị tổn thương (rách da, xước niêm mạc) thì khả năng xâm nhập của các mầm bệnh vào cơ thể tăng lên.

Có rất nhiều thể suy giảm miễn dịch được biết đến như suy giảm miễn dịch thể dịch (hay gặp nhất, có nghĩa là hệ miễn dịch không có khả năng sản xuất ra kháng thể để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh), suy giảm miễn dịch tế bào, suy giảm chức năng bạch cầu đa nhân, bổ thể… Có những thể bệnh rất nặng nguy hiểm đến tính mạng (trẻ thường chết trước 1-2 tuổi), có thể nhẹ nhưng là nguyên nhân rất quan trọng gây lên tình trạng viêm nhiễm trùng tái diễn và diễn biến nặng ở trẻ.

10 dấu hiệu nghi ngờ suy giảm miễn dịch bẩm sinh

  1. Trên 8 lần viêm tai giữa/năm
  2. Trên 4 lần viêm xoang nặng/năm
  3. 2-3 tháng dùng kháng sinh và đáp ứng kém với kháng sinh
  4. Trên 2 lần viêm phổi nặng/năm
  5. Chậm lên cân (suy dinh dưỡng, ỉa kéo dài)
  6. Áp xe cơ hoặc các cơ quan sâu (áp xe gan, áp xe phổi) tái diễn
  7. Nấm miệng dai dẳng hoặc nấm da, nhiễm trùng vi khuẩn cơ hội
  8. Phải dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch mới làm sạch được vi khuẩn…
  9. Trên 2 ổ nhiễm trùng sâu (viêm màng não, cốt tủy viêm, nhiễm trùng huyết)
  10. Tiểu sử gia đình có người bị bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc có anh chị em chết sớm do nhiễm khuẩn nặng, không rõ nguyên nhân

Nếu trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ trên, hãy cho trẻ đến khám khoa Miễn dịch – Dị ứng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ khai thác  tiền sử của trẻ và gia đình làm một số xét nghiệm đặc hiệu để đánh giá tình trạng miễn dịch của trẻ. Nếu phát hiện ra tình trạng suy giảm miễn dịch, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể hướng điều trị dự phòng sớm cho từng trường hợp cụ thể.

Điều trị suy giảm miễn dịch

Phụ thuộc vào thể bệnh, mức độ suy giảm miễn dịch của từng bệnh nhân mà phác đồ điều trị và chiến lược phòng tránh viêm nhiễm khác nhau. Nguyên tắc điều trị chung là:

  • Điều trị miễn dịch thay thế: truyền immunoglobuline
  • Điều trị chống nhiễm khuẩn là vấn đề quan trọng
  • Các phương pháp phòng tránh nhiễm trùng (dinh dưỡng, môi trường sống, vacxine, tăng cường hệ miễn dịch…)
  • Ghép tủy trong một số trường hợp nặng
  • Tư vấn di truyền

Bác sĩ Miễn dịch – Dị ứng có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin cập nhật hơn về vấn đề nhiễm trùng tái diễn và suy giảm miễn dịch. Bác sĩ sẽ là người đồng hành với bạn trong việc phát hiện ra bệnh, điều trị và quản lý bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những lời khuyên của bác sỹ giúp bé yêu luôn khỏe mạnh

PGS. TS Lê Thị Minh Hương - Trưởng khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp - Theo Bệnh viện Nhi TW
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

Xem thêm