Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các bộ phận trên cơ thể đặc biệt như dấu vân tay

Vân tay chính là một đặc điểm đặc biệt để phân biệt bạn với hơn 7 tỷ người khác trên thế giới này. Tuy nhiên, ngoài vân tay, cũng có những loại vân, dấu khác chỉ đặc trưng cho một mình bạn mà thôi!

Các bộ phận trên cơ thể đặc biệt như dấu vân tay

Mống mắt

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn và cũng là đặc điểm nhận dạng của bạn. Mống mắt là phần cơ giúp đóng mở đồng tử để kiểm soát lượng ánh sáng đi vào mắt và mống mắt có một kết cấu nhỏ vô cùng đặc biệt. ADN giúp xác định màu và cấu trúc của mống mắt nhưng các biến đổi xảy ra trong khi thai nhi phát triển sẽ khiến mống mắt của bạn trở nên đặc biệt (thậm chí, mống mắt trái và  phải của bạn cũng sẽ khác nhau). Nguyên nhân được cho là do trong quá trình phát triển, thai nhi sẽ mở và nhắm mắt để phát triển mắt, do đó, mống mắt sẽ thắt chặt hoặc lỏng hơn, tùy mức độ nhắm và mở mắt.

Tai

Bạn đã bao giờ quan sát tới những đường cong và viền ở tai chưa? Hình dạng của vành tai của bạn là duy nhất. Trong một nghiên cứu tại Anh, các nhà nghiên cứu đã phát triển một thuật toán để giúp nhận diện một cá nhân trong số hơn 250 người với tỷ lệ chính xác lên tới 99.6% bằng cách sử dụng ánh sáng để ghi lại hình dạng của vành tai. Tai cũng giống như dấu vân tay và đã được một số công ty kỹ thuật sử dụng để mở điện thoại bằng cách chạm điện thoại vào tai.

Môi

về lý thuyết, các thám tử có thể tìm ra bằng chứng phạm tội nhờ một nụ hôn. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Forensic Dental Sciences chỉ ra rằng các rãnh lồi lõm trên môi cũng là đặc điểm tồn tại duy nhất, giống như vân tay vậy. Mặc dù có thể dùng dấu môi để làm bằng chứng phạm tội, nhưng trong đa số các trường hợp, kẻ phạm tội thường sẽ rất ít khi âu yếm nạn nhân của mình.

Lưỡi

cũng giống như vân tay, lưỡi có hình dạng và cấu trúc đặc biệt. Sự phân bố của các nhú lưỡi và các rãnh trên lưỡi là khác biệt giữa mỗi cá nhân. Và dấu vân lưỡi cũng ít khi thay đổi theo thời gian do lưỡi nằm ở sâu bên trong của miệng (khác với vân tay, đôi khi có thể sẽ có sẹo). Các nhà nghiên cứu đang phát triển hình ảnh 3D của lưỡi để hỗ trợ quá trình nhận diện cá nhân.

Giọng nói

Giọng nói không hẳn là một bộ phận của cơ thể, nhưng giọng nói của bạn không giống với bất kỳ ai cả. Một số đặc điểm giọng nói sẽ rất dễ dàng để nhận ra, ví dụ như cao độ (cao hoặc thấp) và độ dày của giọng (dày hoặc mỏng). Tuy nhiên, các đặc điểm khác, ví dụ như sự cộng hưởng của giọng nói hoặc giọng mũi thường khó nhận biết hơn. Dây thanh quản của mỗi người cũng được quy định một phần bởi gen và một phần bởi môi trường thông qua quá trình học hỏi. Độ dài của cổ và chiều rộng của họng cũng đóng một phần vai trò, nhưng các đặc điểm học hỏi được như khẩu hình môi và sự phát âm cũng sẽ ảnh hưởng đến giọng nói. Phối hợp các đặc điểm này các nhà khoa học đang tạo ra một hệ thống tự động để nhận diện giọng nói.

Vân chân

Vân chân của thai nhi cũng phát triển cùng thời điểm với vân tay và cũng đặc biệt như vân tay. Nhưng thủ phạm thường để lại dấu vân tay nhiều hơn, do vậy, cơ quan cảnh sát đã xây dựng được một cơ sở dữ liệu dấu vân tay của hơn 66 triệu người, tuy nhiên, họ lại không ghi lại vân chân. Nhưng, dấu vân chân vẫn được sử dụng là bằng chứng phạm tội tại tòa án, nếu đó là bằng chứng duy nhất.

Răng

Răng không chỉ là đặc điểm giúp nhận ra ADN của bạn nhưng cũng là đặc điểm giúp nhận ra các thói quen cá nhân của bạn. Có thể có thói quen siết hàm, nghiến răng, chơi một số loại nhạc cụ hoặc có thói quen ngậm chìa khóa vào miệng. Do mỗi người sẽ có một thói quen khác nhau và sẽ thay đổi theo thời gian nên kể cả những cặp sinh đôi cùng trứng cũng sẽ có đặc điểm về răng khác nhau.

Võng mạc

Phần sau của mắt, còn được gọi là võng mạc chính là một phần của hệ thần kinh trung ương, cũng là bộ phận đặc biệt của riêng bạn. Tại võng mạc, có một hệ thống mạch máu mà bác sỹ có thể quan sát được để phát hiện ra dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và thậm chí là cả suy giảm chức năng não bộ. Mặc dù võng mạc thường chỉ quan sát được khi khám mắt, nhưng nhận diện võng mạc vẫn được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là trong lĩnh vực thú y để nhận diện quá trình phát triển của các loại động vật và ghi nhận các vụ dịch.

Dáng đi

Dáng đi không hẳn là chân mà là cách bạn sử dụng chân. Bạn có thường đi lê một chân hay không, hay có thường đi vắt chéo hai chân vào nhau không. Kể cả khi bạn thấy rằng dáng đi của bạn không có gì bất thường cả nhưng các hệ thống phức tạp có thể phát hiện ra những đặc điểm về dáng đi của bạn. Khi nghiên cứu về áp lực đặt lên chân của hơn 100 người, các nhà khoa học đã có khả năng nhận dạng được từng cá nhân với độ chính xác 99.6%. Mặc dù cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn, nhưng nhận diện dáng đi có thể là một trong số những cách để nhận ra mỗi người.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Đôi chân nói gì về sức khỏe của bạn?

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Reader's Digest
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm