Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Để hiểu bé yêu: Ngôn ngữ cơ thể của trẻ sinh non

Các bé sinh non có những phản ứng và giao tiếp khác so với các trẻ sinh đủ tháng. Theo thời gian, với sự học hỏi và quan sát, mẹ sẽ học được cách nhận biết ngôn ngữ của bé thông qua nhiều tình huống khác nhau.

Để hiểu bé yêu: Ngôn ngữ cơ thể của trẻ sinh non

Bé sinh non có những ngôn ngữ cơ thể khác với trẻ đầy tháng vì nhỏ bé hơn, kém trưởng thành hơn, nhạy cảm hơn với những động chạm, tiếng ồn và kém mạnh mẽ hơn . Chính vì vậy, những trải nghiệm đầu đời của bé rất khác biệt so với các bé sinh đủ tháng.

Ngoài ra, ngôn ngữ cơ thể của bé sinh non 24 tuần tuổi cũng khác so với trẻ sinh gần đủ tháng. Ví dụ, bé sinh rất non chưa thể sẵn sàng tương tác với bạn như bé sinh gần đủ tháng hay sinh đủ tháng.

Đối với bé sinh non, ngôn ngữ cơ thể và đáp ứng với cảm giác không thoải mái hay bị quá tải sẽ thay đổi cùng thời gian, khi bé to lớn hơn và mạnh mẽ hơn. Càng ngày bạn sẽ càng nhận thấy nhiều tín hiệu biểu lộ cảm xúc của bé – chẳng hạn thấy bé khóc hoặc muốn giao tiếp bằng mắt.

Và bạn sẽ nhận thấy những ‘trạng thái’ rõ nét hơn. Trong khi bé sinh rất non chỉ thỉnh thoảng mới mở mắt thì khi lớn hơn bé sẽ dần có những khoảng tỉnh táo hoạt bát, với tần suất dày đặc hơn và thời gian kéo dài hơn. Các trạng thái cũng đa dạng hơn, bé có thể ngủ sâu, ngủ nông, lơ mơ, tỉnh táo và hoạt bát, tỉnh táo nhưng nhặng xị, hoặc quấy khóc.

Và hãy luôn chờ đón những điều bất ngờ – hôm trước hôm sau bé sinh non đã có thể có những đáp ứng rất khác biệt cho cùng một tình huống.

Bé sinh non biểu hiện cảm xúc của mình thế nào

Giống như tất cả các em bé, trẻ sinh non không thể dùng lời để nói với chúng ta rằng bé cảm thấy mệt mỏi hoặc không thoải mái, bé cũng không thể bỏ đi khi đã thấy chán. Những trẻ sinh non thường không khóc nhiều song vẫn có nhiều dấu hiệu để người lớn hiểu cảm giác của bé.

Mỗi người đều có một hệ thần kinh tự chủ – cơ chế giúp bạn thở, tim bạn đập và nhiệt độ cơ thể ổn định, tất cả đều được duy trì một cách tự động. Thỉnh thoảng bạn vẫn hắt hơi, rùng mình, ngáp hay thình lình giật nhẹ các cơ mà không hề chủ ý. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy có chút gì đó mất cân bằng trong cơ thể bạn, và các hệ thống trong cơ thể đã được kích hoạt để điều chỉnh.

Trong những tháng đầu nuôi dưỡng tại nhà, bé sinh non thường hay ‘ngắt mạch’ hơn các bé khác. Điều này có nghĩa là bé dễ trở nên cáu gắt, quay mặt đi chỗ khác hay đi vào giấc ngủ, thay vì giao tiếp với bạn. Đó là dấu hiệu cho thấy bé cần được yên tĩnh.

Ngôn ngữ cơ thể chỉ ra bé sinh non đang bị quá tải

Khi bé nhà bạn cảm thấy không thoải mái, quá tải hoặc bị căng thẳng, bé sẽ biểu hiện bằng ngôn ngữ cơ thể. Bé có thể:

  • Thức giấc hay tỉnh táo và tỏ ra không hài lòng
  • Đang tỉnh táo bỗng trở nên lơ mơ, nhặng xị hoặc bắt đầu quấy khóc khi to lớn hơn và trưởng thành hơn.
  • Gương mặt biểu thị sự khó chịu hoặc xuất hiện các nếp nhăn nổi ở trán, đôi khi gọi là “nổi ụ trán”
  • Hươ chân tay hoảng loạn, đưa tay che mặt, quắp chặt bàn tay và bàn chân
  • Thở gấp, nhịp tim nhanh hơn
  • Làn da chuyển màu nhợt nhạt, đỏ, lốm đốm hay xanh tím.
  • Ngáp, hắt hơi, nấc cụt, ọe hoặc trớ .

Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu này khi đang chăm sóc con, hãy ôm ấp bé, giữ yên như vậy và không làm gì trong chốc lát. Điều này sẽ giúp bé lấy lại thăng bằng.

Nếu bé đang được nuôi trong lồng ấp, hãy trao đổi với nhân viên y tế, tìm cách thay đổi môi trường cho bé dễ chịu hơn. Ví dụ có thể cần giảm tiếng ồn, ánh sáng trong phòng hay thay đổi tư thế cho bé.

Các dấu hiệu cho thấy bé sinh non cảm thấy thoải mái

Mẹ có thể nhận ra con mình đang hạnh phúc và dễ chịu nếu nếu bé không có dấu hiệu nào trong số các dấu hiệu vừa đề cập ở trên.

Nếu bé nhà bạn đang ở trạng thái ổn định, bạn cũng có thể nhận thấy:

Bé thở đều đặn, chậm rãi

Cơ thể thoải mái

Cử động nhẹ nhàng hơn, ít giật cục hơn

Nằm yên và tỉnh táo, và thậm chí có thể muốn nhìn bạn hoặc nhìn thứ gì khác.

Con của bạn cũng có thể thích thú nhìn chăm chú vào một điểm nào đó ( ví dụ khuôn mặt), bé nằm yên và thở chậm. Đây là cách mà con mỉm cười

Khi bé lớn hơn, bé có thể thức giấc và cùng chơi với mẹ trong khoảng thời gian ngắn. Mẹ hãy chơi với bé bằng cách nói chuyện, âu yếm, hát và giao tiếp bằng mắt với con.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các vấn đề về não ở trẻ sinh non

Lê Mai - Theo Bệnh viện Nhi TW
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm