Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hỏi đáp: Những điểm giống nhau và khác nhau giữa vi rút gây bệnh COVID-19 và cúm

Trong thời điểm dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, việc đưa ra so sánh các đặc tính của chủng virus corona mới này so với cúm là điều cần thiết và quan trọng, nhằm đưa ra các biện pháp chẩn đoán và can thiệp kịp thời cho người bệnh và cộng đồng.

Câu hỏi: Vi rút gây bệnh COVID-19 và cúm giống nhau như thế nào?

Thứ nhất, COVID-19 và cúm đều có biểu hiện bệnh tương tự nhau: 2 loại virus này đều gây nên bệnh của đường hô hấp, biểu hiện ở nhiều mức độ từ không có triệu chứng tới nhẹ, nặng và tử vong.

Thứ hai, cả hai đều có thể lây lan bằng cách tiếp xúc, qua giọt bắn và đồ vật truyền bệnh. Do vậy, các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh hô hấp như: vệ sinh tay, ý thức giữ vệ sinh đường hô hấp tốt (che miệng và mũi khi ho, hắt hơi bằng khuỷu tay áo hoặc khăn giấy và vứt bỏ khăn giấy ngay sau khi sử dụng vào thùng rác có nắp đậy, rửa tay sau khi ho, hắt hơi) là những hành động vô cùng quan trọng để ngăn ngừa lây lan.

Ảnh minh họa: Cách làm đúng khi ho, hắt hơi

Câu hỏi: Vi rút gây bệnh COVID-19 và cúm khác nhau như thế nào?

Tốc độ lây lan là điểm khác nhau quan trọng nhất giữa 2 loại virus này. Cúm có thời gian ủ bệnh trung bình ngắn hơn (Thời gian ủ bệnh là thời gian từ lúc nhiễm bệnh tới lúc xuất hiện triệu chứng); thời gian xuất hiện các trường hợp liên tiếp ngắn hơn so với vi rút gây bệnh COVID-19. Trung bình, thời gian xuất hiện các trường hợp liên tiếp nhau từ 1 nguồn bệnh của COVID-19 là khoảng 5-6 ngày, trong khi cúm là khoảng 3 ngày. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng lây lan của cúm nhanh hơn so với vi rút gây bệnh COVID-19.

Hơn nữa, sự lây truyền của cúm thường trong 3-5 ngày đầu tiên của bệnh và có thể lây truyền ngay từ trước khi xuất hiện triệu chứng cúm (con đường lây truyền chính của cúm). Trong khi, những bằng chứng cho đến thời điểm hiện tạ cho thấy, những người chưa xuất hiện các triệu chứng của bệnh COVID-19 dường như không phải là nguồn lây truyền bệnh.

Hệ số lây nhiễm cơ bản R – chỉ số khả năng lây truyền virus từ một cá thể cho nhiều người khác và khiến họ nhiễm bệnh – của vi rút gây bệnh COVID-19 đang được biết là từ 2 đến 2,5 – cao hơn nhiều so với cúm. Tuy nhiên, việc ước lượng chỉ số này cho cả 2 nhóm virus là không tương đồng mà theo khoảng thời gian cụ thể và riêng biệt cho từng loại, nên việc so sánh chính xác với nhau còn nhiều khó khăn.

Trẻ nhỏ là nhóm quan trọng trong việc lây truyền virus cúm trong cộng đồng. Nhưng đối với COVID-19, các dữ liệu ban đầu đều chỉ ra rằng trẻ nhỏ ít bị ảnh hưởng hơn so với người lớn, và nhóm tuổi từ 0-19 tuổi dường như rất ít bị tấn công. Dữ liệu từ các nghiên cứu tại Trung Quốc đa phần cho thấy trẻ nhỏ nếu bị nhiễm bệnh thì là lây nhiễm từ người lớn, thay vì ngược lại.

Mặc dù triệu chứng bệnh của 2 nhóm virus là tương đối giống nhau, nhưng tỉ lệ các ca bệnh nặng lại là khác nhau. Với COVID-19, số liệu cho thấy 80% các trường hợp mắc bệnh là có biểu hiện triệu chứng mức độ nhẹ hoặc không biểu hiện gì, 15% ở mức nặng và cần sự hỗ trợ của oxy và 5% ở mức nghiêm trọng, cần can thiệp hỗ trợ thở. Tỉ lệ bệnh nặng và nghiêm trọng cao hơn so với những gì quan sát được ở nhiễm cúm.

Những người có nguy cơ nhiễm cúm nặng nhất là trẻ em, phụ nữ có thai, người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính và những người có hệ miễn dịch suy giảm. Đối với COVID-19, những gì chúng ta biết ở thời điểm hiện tại là nhóm người cao tuổi và có các bệnh tiềm ẩn, mãn tính sẽ làm tăng nguy cơ bệnh nặng.

Tỉ lệ tử vong do COVID-19 cao hơn so với cúm. Mặc dù tỉ lệ tử vong thực sự của bệnh cần thêm nhiều thời gian để hiểu rõ, nhưng đến thời điểm hiện tại, dựa trên số ca tử vong được báo cáo trên tổng số ca nhiễm bệnh cho thấy tỉ lệ này đang trong khoảng 5% trên toàn thế giới. Đối với cúm, tỉ lệ này thường dưới 0,1%. Tuy nhiên, việc tỉ lệ tử vong cao còn dựa vào khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Câu hỏi: Có biện pháp can thiệp sẵn cho COVID-19 và cúm?

Hiện tại, dù đã có một số phương pháp điều trị đang được thử nghiệm và hơn 20 loại vaccine đang được phát triển, nhưng vẫn chưa có chính xác một phương pháp hay vaccine nào đặc hiệu cho COVID-19. Đối với Cúm, đã có thuốc kháng virus và vaccine cho cúm. Tuy việc sử dụng vaccine cúm cho điều trị COVID-19 là không có hiệu quả, nhưng khuyến nghị được đưa ra là nên tiêm vaccine cúm hàng năm là cần thiết để phòng ngừa cúm.

 
 
Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt và Bs.Lê Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ WHO, BYT
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

Xem thêm