Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thứ trưởng Bộ Y tế lý giải các ca diễn biến nặng

Không thuộc nhóm lớn tuổi có nguy cơ diễn tiến nặng, song bệnh nhân mắc COVID-19 số 91 đã phải can thiệp ECMO. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, ngoài vấn đề về độc tính của virus, bệnh nhân này có yếu tố béo phì.

Thông tin tại hội nghị giao ban báo chí trực tuyến về công tác phòng chống dịch COVID-19 diễn ra chiều ngày 10/4, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn- Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Tiểu ban Điều trị- Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 khẳng định tình hình các bệnh nhân COVID-19 ở nước ta hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu trên thế giới. Cụ thể, với những bệnh nhân lớn tuổi trên thì tỉ lệ xảy ra diễn tiến nặng tương đối cao. Hiện có 20 bệnh nhân trên 60 tuổi thì có 4 trường hợp suy hô hấp nặng phải thở máy.

Ở độ tuổi 40-60, nước ta có 69 bệnh nhân, có 2 người phải thở máy. Trong đó có trường hợp bệnh nhân người Anh mắc COVID-19 số 91 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh khá nặng, phải can thiệp ECMO.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn trò chuyện với bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Về lý do tại sao trường hợp này mới 43 tuổi nhưng lại có diễn biến nặng, theo thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn dù không thuộc nhóm nguy cơ cao (người cao tuổi, có bệnh nền) nhưng có thể do độc tính của virus gây bệnh. Cùng đó, bệnh nhân 91 có cân nặng 100 kg, với chiều cao 1,83 m. Nếu tính theo chỉ số BMI thì bệnh nhân này có yếu tố béo phì.

Đây là một trong những nguyên nhân có thể đưa bệnh nhân này vào nhóm nguy cơ có thể diễn biến nặng. Điều này phù hợp với các nghiên cứu khác trên thế giới.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, chúng ta tự hào đến bây giờ chưa có ca tử vong nào do COVID-19 nhưng đã có những ca bệnh nặng, rất nặng thậm chí có tiên lượng tử vong. Những ngày qua ngành y tế đã huy động toàn lực điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, căng sức tập hợp kể cả các đội ngũ cán bộ chuyên gia giỏi nhất thông qua các cuộc hội chẩn từ Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trong các trường hợp dùng ECMO hay lọc máu.

"Đánh giá các ca này tiên lượng tử vong vẫn còn nên đội ngũ thầy thuốc đang tập trung tất cả những thầy thuốc giỏi nhất, phương tiện y tế hiện đại nhất, đặc biệt là sự theo dõi tận tình của đội ngũ y bác sĩ, chúng ta sẽ cố gắng chiến đấu, để cứu chữa, giữ mạng sống cho các bệnh nhân"- Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.

Về vấn đề nghiên cứu khoa học, theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, dù đại dịch xảy ra trong thời gian rất ngắn nhưng các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam đã triển khai rất nhiều nghiên cứu. Các bác sĩ trong nước cũng đang áp dụng các thành tựu nghiên cứu từ các nước trên thế giới, có nghiên cứu riêng để điều trị cho người bệnh như dùng các thuốc điều trị HIV, điều trị sốt rét, điều trị giun sán… Việt Nam cũng bắt đầu nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng để có được phác đồ điều trị tốt nhất cho người bệnh.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn gửi lời cảm ơn tới các nhà khoa học, người dân, nhà chuyên môn đã hiến kế đề xuất cho tiểu ban điều trị về một số loại thuốc có thể điều trị cho bệnh nhân COVID-19 kể cả Tây y và Đông y.

Với hoạt động các bệnh viện, thứ trưởng Sơn nhắc lại câu chuyện cách ly bệnh viện tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thận Hà Nội, đặc biệt là những bệnh nhân chạy thận nhân tạo có hệ miễn dịch suy giảm. Để tránh những tình huống này, thứ trưởng Sơn cho biết Bộ đã có công văn đề xuất người bệnh khi vào thăm khám, cấp cứu, điều trị đều được coi là đối tượng nghi ngờ nhiễm COVID-19.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: COVID-19: Cập nhật mới nhất ngày 11/4/2020

Thái Bình - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 20/05/2025

    Cải thiện thói quen ăn sáng để khởi đầu ngày mới tốt hơn

    Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.

  • 20/05/2025

    6 mẹo chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả nhất

    Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.

  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

Xem thêm