Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thêm bằng chứng cho thấy vaccine HPV giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

HPV là virus lây truyền qua đường tình dục, có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ, liên quan đến nguy cơ cao mắc nhiều dạng ung thư khác nhau.

HPV là virus lây qua đường tình dục, ảnh hưởng đến khoảng 42 triệu người Mỹ, cả nam và nữ và có thể gây ra gần 38.000 ca ung thư mỗi năm. 

Báo cáo mới từ CDC

Một báo cáo gần đây từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) đã tái khẳng định hiệu quả của vaccine HPV trong việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung ở phụ nữ trẻ. Báo cáo ngày 27 tháng 2 năm 2025 bổ sung thêm bằng chứng ủng hộ việc tiêm chủng phòng HPV (virus papilloma ở người), một loại virus thường lây lan qua hoạt động tình dục.

Từ năm 2008 đến 2022, các xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung cho thấy tỷ lệ tổn thương tiền ung thư giảm 80% ở phụ nữ từ 20 đến 24 tuổi đã được tiêm chủng. Mặc dù nhiều trường hợp nhiễm HPV gây ít hoặc không có triệu chứng và tự khỏi mà không cần can thiệp, một số trường hợp có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung ở phụ nữ và các dạng ung thư khác ở nam giới.

CDC ước tính HPV gây ra khoảng 37.800 ca ung thư mỗi năm tại Hoa Kỳ. Ung thư cổ tử cung tiếp tục là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở phụ nữ tại nhiều quốc gia.

Khuyến nghị tiêm chủng

Hầu hết các chuyên gia y tế khuyên nên tiêm vaccine HPV cho phụ nữ trẻ để bảo vệ họ khỏi ung thư cổ tử cung. Vaccine này cũng được khuyến nghị cho nam giới trẻ, những người mang virus và truyền bệnh cho nữ giới nhưng đồng thời họ cũng phải đối mặt với nguy cơ ung thư khác.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các cơ quan y tế quốc tế đồng thuận rằng việc tiêm vaccine HPV nên được thực hiện sớm, lý tưởng nhất là trước khi bắt đầu hoạt động tình dục, để đạt hiệu quả bảo vệ tối đa. Thời điểm tiêm chủng được khuyến nghị là từ 9-14 tuổi, khi hệ thống miễn dịch đáp ứng mạnh nhất với vaccine.

Hiệu quả của vaccine HPV

Tiêm vaccine phòng HPV có thể ngăn ngừa 90% các trường hợp ung thư cổ tử cung, tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều trẻ em và thanh thiếu niên chưa được tiêm phòng chống lại bệnh lây truyền qua đường tình dục này.

Từ năm 2006, vaccine HPV đã được khuyến nghị cho nữ thanh thiếu niên từ 11 - 12 tuổi nhưng có thể được tiêm cho một số trẻ em từ 9 tuổi. Khuyến nghị tương tự cho nam thanh thiếu niên được đưa ra vào năm 2011.

Thanh thiếu niên lớn hơn và phụ nữ đến 26 tuổi có thể tiêm vaccine nếu họ chưa được tiêm phòng HPV trước đó. Các khuyến cáo gần đây cho thấy, người trưởng thành cả nam và nữ có thể tiêm vaccine này khi đến 45 tuổi.

Một số loại Vaccine phòng HPV hiện nay

  • Cervarix: vaccine được phê duyệt để sử dụng trong việc ngăn ngừa nhiễm hai chủng HPV gây ra phần lớn các trường hợp ung thư cổ tử cung, HPV các týp 16 và 18; có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của các ung thư liên quan đến HPV như ung thư hậu môn, cổ tử cung, đầu và cổ, dương vật, âm hộ và âm đạo.
  • Gardasil: vaccine bảo vệ chống nhiễm HPV các týp 16, 18, 6 và 11; có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của các ung thư liên quan đến HPV như ung thư hậu môn, cổ tử cung, đầu và cổ, dương vật, âm hộ và âm đạo.
  • Gardasil-9: vaccine được phê duyệt để ngăn ngừa nhiễm HPV các týp 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58, và ngăn ngừa mụn cóc sinh dục do HPV các týp 6 hoặc 11; có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của các ung thư liên quan đến HPV như ung thư hậu môn, cổ tử cung, đầu và cổ, dương vật, họng, âm hộ và âm đạo.

 

Những hiểu lầm phổ biến về HPV

Hầu hết người trưởng thành - nam và nữ - sẽ tiếp xúc với HPV tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ. Tuy nhiên, một hiểu lầm phổ biến cho rằng HPV chỉ ảnh hưởng đến nữ giới, và do đó, chỉ trẻ em gái và phụ nữ cần được tiêm chủng.

Trái với nhận thức của công chúng rằng HPV chỉ liên quan đến ung thư cổ tử cung, virus này cũng liên quan đến gia tăng tỷ lệ mắc ung thư đáy lưỡi, vòm họng, dương vật và hậu môn ở nam giới.

Hiện nay, xét nghiệm để sàng lọc HPV thường được chỉ định như một phần của khám sức khỏe phụ nữ hàng năm, nhưng lại không thường được chỉ định cho trẻ em trai và nam giới. Nếu một người không biết tình trạng HPV của mình, họ có thể vô tình lây virus cho đối tác.

Hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể sẽ "loại bỏ" virus trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, các chủng HPV nguy cơ cao có thể tồn tại âm thầm trong cơ thể nhiều năm mà không có triệu chứng, điều này có thể dẫn đến nguy cơ mắc ung thư sau này.

Nhiều người tin rằng nhiễm các chủng HPV nguy cơ cao sẽ có triệu chứng, trong khi thực tế, virus thường không gây ra triệu chứng gì cho đến khi nó đã phát triển thành ung thư. Có hàng nghìn chủng HPV -trong đó các chủng HPV nguy cơ cao là các chủng có thể gây ra ung thư. Đây không phải là các chủng HPV gây loét hoặc mụn rộp sinh dục.

Đọc thêm tại bài viết: Sự khác biệt giữa HPV và HIV

Hướng dẫn sàng lọc ung thư cổ tử cung

Tại Hoa Kỳ, nơi việc sàng lọc thường xuyên ung thư cổ tử cung được thực hiện phổ biến, tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung đã giảm 70% kể từ những năm 1950.

Vào tháng 12 năm 2024, Lực lượng Đặc nhiệm Dịch vụ Phòng ngừa Hoa Kỳ (UPSTF) đã đưa ra khuyến nghị mới sử dụng ba phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung để giúp phát hiện dấu hiệu sớm của bệnh. Những phương pháp này bao gồm:

  • Xét nghiệm HPV
  • Xét nghiệm Pap (xét nghiệm tế bào cổ tử cung)
  • Đồng kiểm tra (Pap và HPV)

Đọc thêm tại bài viết: 5 điều bạn cần biết về HPV

Tổng kết

Báo cáo gần đây của CDC một lần nữa chứng minh hiệu quả của vaccine HPV trong việc phòng chống ung thư cổ tử cung. HPV là một bệnh lây truyền qua đường tình dục ảnh hưởng đến cả nam và nữ và liên quan đến nguy cơ cao mắc nhiều dạng ung thư khác nhau. Nam và nữ thanh thiếu niên nên tiêm vaccine HPV bắt đầu từ 11 hoặc 12 tuổi để bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Hoàng Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 20/06/2025

    5 loại thực phẩm nên ăn để hỗ trợ giải độc thận

    Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.

  • 20/06/2025

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu ảnh hưởng đến trẻ khi trưởng thành như thế nào?

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!

  • 19/06/2025

    Cập nhật nghiên cứu về mối liên quan giữa vitamin K2 và nguy cơ thấp còi

    Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.

  • 19/06/2025

    Sử dụng D3K2 hiệu quả: Vai trò của công nghệ tiên tiến

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.

  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

  • 18/06/2025

    6 cách ăn uống để hạn chế suy thận ở người trẻ

    Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.

Xem thêm