Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn có nên tiêm vaccine HPV khi đã qua 26 tuổi?

Vaccine HPV đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiều loại ung thư nguy hiểm, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Bằng cách ngăn chặn sự lây lan của virus HPV, vaccine này không chỉ giúp giảm gánh nặng bệnh tật cho cá nhân mà còn góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng và giảm chi phí y tế cho xã hội. Vậy những ai nên tiêm vaccine HPV?

Việc tiêm vaccine HPV từ sớm, đặc biệt là trước khi bắt đầu quan hệ tình dục là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất, giúp tạo ra một thế hệ được bảo vệ tốt hơn trước các bệnh liên quan đến HPV và góp phần vào mục tiêu loại bỏ ung thư cổ tử cung trên toàn cầu. Theo kế hoạch, năm 2026 vaccine HPV ngừa ung thư cổ tử cung sẽ được Chương trình Tiêm chủng Mở rộng triển khai tiêm miễn phí từ năm 2026, dự kiến cho trẻ em gái 11 tuổi và cùng độ tuổi. Tuy nhiên, nếu bạn là phụ nữ trưởng thành, đã có quan hệ tình dục hay có con thì có nên tiêm vaccine HPV hay không? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết này!

Vaccine HPV là gì?

Vaccine HPV bảo vệ chống lại một số loại ung thư do nhiễm virus u nhú ở người (Human Papillomavirus). HPV là một bệnh lây qua đường tình dục phổ biến có thể gây ra ung thư cổ tử cung và ung thư ảnh hưởng đến âm đạo, âm hộ, dương vật, hậu môn và hầu họng.

Có khoảng 40 chủng HPV có thể lây qua quan hệ tình dục. Virus này phổ biến đến mức 80% người có hoạt động tình dục sẽ bị nhiễm HPV vào một thời điểm nào đó trong đời. Mặc dù hệ miễn dịch khỏe mạnh thường có thể chống lại virus, nhưng một số trường hợp nhiễm HPV không tự khỏi và có thể tiến triển thành ung thư.

Vaccine HPV có thể bảo vệ bạn khỏi nhiễm HPV. Đây là một biện pháp phòng ngừa an toàn và hiệu quả nếu bạn có nguy cơ phơi nhiễm. Vaccine này đặc biệt quan trọng vì HPV có liên quan đến hầu hết các ca ung thư cổ tử cung và các loại ung thư bộ phận sinh dục khác. Ngoài ra, HPV cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh mụn cóc sinh dục. Do đó, việc tiêm vaccine HPV được khuyến nghị rộng rãi như một biện pháp phòng ngừa quan trọng.

Vaccine HPV có tác dụng gì?

Vaccine HPV có tác dụng chính là ngăn chặn sự lây nhiễm của virus HPV. Vaccine giúp ngăn ngừa nhiễm trùng HPV tiến triển thành các loại ung thư liên quan, đặc biệt là ung thư cổ tử cung và các loại ung thư bộ phận sinh dục khác. Ngoài việc ngăn ngừa ung thư, vaccine cũng giúp phòng tránh sự phát triển của mụn cóc sinh dục do HPV gây ra. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, vaccine HPV là biện pháp phòng ngừa, không phải phương pháp điều trị. Nó không thể chữa khỏi nếu bạn đã bị nhiễm HPV trước đó. Hiệu quả bảo vệ tốt nhất là khi tiêm vaccine HPV trước khi tiếp xúc với virus qua quan hệ tình dục.

Đọc thêm tại bài viết: Bạn có thể mắc HPV vì quan hệ tình dục bằng tay?

Ai nên tiêm vaccine HPV?

Cả nam giới và nữ giới đều nên được tiêm vaccine trước khi tiếp xúc với virus HPV qua quan hệ tình dục. Cần lưu ý rằng vaccine HPV chỉ có thể bảo vệ bạn khỏi những chủng HPV mà bạn chưa từng tiếp xúc qua bạn tình bị nhiễm.

Khuyến nghị của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) về độ tuổi tiêm vaccine HPV cụ thể như sau:

  • Trẻ em từ 11 đến 12 tuổi: Vaccine HPV là một phần của lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 11 đến 12 tuổi, nhưng trẻ em từ 9 tuổi cũng có thể tiêm an toàn. Mục tiêu là tiêm vaccine cho trẻ trước khi các em bắt đầu hoạt động tình dục và có nguy cơ phơi nhiễm.
  • Người lớn đến 26 tuổi: Vaccine cũng được khuyến nghị cho người lớn đến 26 tuổi. Bao gồm cả những người đã bắt đầu tiêm nhưng chưa hoàn thành liệu trình khi còn là trẻ em, thiếu niên hoặc thanh niên.
  • Một số người lớn đến 45 tuổi: Vào năm 2018, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã mở rộng phạm vi độ tuổi từ 26 lên 45. Khuyến nghị này dựa trên nghiên cứu cho thấy vaccine cũng ngăn ngừa được nhiễm HPV ở người lớn trong độ tuổi này.

Giới hạn độ tuổi để tiêm vaccine (trước đây là 26 và hiện nay là 45) dựa trên quan điểm rằng hầu hết mọi người đã có quan hệ tình dục (và có khả năng đã tiếp xúc với nhiều chủng HPV) khi trưởng thành. Nếu bạn đã tiếp xúc, vaccine sẽ không mang lại nhiều lợi ích.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không thể hưởng lợi từ vaccine nếu bạn là người trưởng thành ở tuổi trung niên. Ví dụ, nếu bạn có ít hoặc không có bạn tình trước đó, việc tiêm vaccine vẫn có thể bảo vệ bạn khỏi HPV nếu bạn sắp bắt đầu một mối quan hệ.

Đọc thêm tại bài viết: Ung thư cổ tử cung có di truyền hay không?

Lời khuyên từ chuyên gia

Vaccine HPV là một công cụ quan trọng trong việc phòng ngừa ung thư và các bệnh liên quan đến HPV. Mặc dù được khuyến nghị tiêm sớm nhất có thể, lý tưởng là trước khi bắt đầu hoạt động tình dục, nhưng vaccine vẫn có thể mang lại lợi ích cho nhiều người trưởng thành đến 45 tuổi.

Đối với phụ nữ đã có quan hệ tình dục hoặc có con, việc tiêm vaccine HPV vẫn có thể mang lại lợi ích bảo vệ chống lại các chủng HPV mà họ chưa tiếp xúc. Tuy nhiên, hiệu quả có thể giảm so với việc tiêm ở độ tuổi trẻ hơn.

Điều quan trọng cần nhớ là vaccine HPV chỉ là một phần của chiến lược phòng ngừa toàn diện. Khám sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ, thực hành tình dục an toàn và duy trì lối sống lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của bạn.

Hoàng Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Cleveland Clinic
Bình luận
Tin mới
  • 09/12/2024

    Giúp người cao tuổi vượt qua nỗi cô đơn mùa đông

    Mùa đông lạnh thường mang đến cảm giác cô đơn và trầm lắng, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Sự thay đổi thời tiết, cùng với những hạn chế về sức khỏe và khả năng vận động khiến người già dễ rơi vào tình trạng cô lập, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất.

  • 09/12/2024

    Phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi

    Với tỷ lệ mắc cao ở người cao tuổi, loãng xương là mối đe dọa tiềm tàng dẫn đến gãy xương và suy giảm chất lượng cuộc sống. Cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả để đối phó với căn bệnh này!

  • 09/12/2024

    4 lý do nên thêm nghệ vào chế độ ăn trong mùa đông

    Nghệ không chỉ là loại gia vị tốt mà còn có tác dụng hỗ trợ chữa một số bệnh. Dưới đây là 4 lợi ích sức khỏe khi sử dụng nghệ trong mùa đông.

  • 08/12/2024

    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ gái dậy thì sớm

    Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn cho trẻ dậy thì sớm

    Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.

  • 08/12/2024

    Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ích cho làn da của bạn như thế nào?

    Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.

  • 07/12/2024

    Bí quyết để xương chắc khỏe ở thời kỳ mãn kinh

    Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.

  • 07/12/2024

    Nên làm gì khi bé gái dậy thì sớm?

    Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.

Xem thêm