Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thể dục cho bệnh nhân ung thư

Không có nhiều hướng dẫn chung về phương pháp tập thể dục cho bệnh nhân ung thư. Nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục là an toàn, có thể thực hiện và có lợi với nhiều bệnh nhân ung thư.

Thể dục cho bệnh nhân ung thư

Khi bạn nghĩ tới việc có nhiều bệnh nhân với thể trạng khác nhau, nhiều loại ung thư khác nhau và nhiều phương pháp trị liệu khác nhau bạn sẽ hiểu rằng tại sao việc tìm ra một phương pháp luyện tập chung phù hợp với tất cả mọi người lại khó khăn như thế. Nhìn chung, bệnh nhân ung thư nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kì loại hình vận động nào.

Năm 2010, trường Đại học Y học thể thao Hoa Kì đã phê duyệt xuất bản một số nghiên cứu tìm hiểu về độ an toàn của các bài tập thể chất trong và sau điều trị ung thư. Đồng thời họ cũng nêu ra những ảnh hưởng mà thể dục thể thao tác động lên sức khỏe bệnh nhân. Những nghiên cứu này tập trung đi sâu vào ảnh hưởng của vận động lên ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bạch cầu và u lympho, ung thư trực tràng và ung thư liên quan đến phụ khoa. Nói chung, các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng những bệnh nhân mắc những ung thư này nên tập thể dục với cường độ như với người bình thường.

Các bác sĩ khuyên rằng bệnh nhân ung thư nên tập thể dục ít nhất 30 phút mõi ngày, 5 ngày mỗi tuần, với những hoạt động nhịp nhàng như là đi bộ. Cường độ vận động này thậm chí còn có lợi đối với bệnh nhân đang trong quá trình điều trị. Nhưng mọi người không ai giống ai và các bài tập thì cần được điều chỉnh để phù hợp với từng cá nhân, trong đó phải cân nhắc đến tình trạng sức khỏe chung, triệu chứng và những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của họ.

Khi nào thì nên tránh tập thể dục

Với một số thể bệnh ung thư và một số phương pháp điều trị nhất định, có thể bạn sẽ phải giảm, tránh hoặc đặc biệt chú ý với một số loại hình vận động. Ví dụ, người bị ung thư dạ dày, ung thư ở đường tiêu hóa hoặc người bị ung thư đã di căn đến xương thì không nên luyện những bài tập cường độ nặng.

Nếu loại ung thư bạn mắc ảnh hưởng đến xương, bạn sẽ có nguy cơ gãy xương cao hơn. Đừng bắt những xương này chịu áp lực hay vận động quá nhiều. Bơi hoặc những bài thể thao dưới nước là phù hợp nhất với bạn. Nước góp phần nâng đỡ cơ thể vì thế hệ xương sẽ được giảm tải công việc. Những bài tập như yoga nói chung là an toàn với mọi người.

Người bị suy giảm miễn dịch do điều trị không nên luyện tập ở những phòng tập công cộng.

Một số người bị mất cảm giác, hoặc có cảm giác như kim châm ở tay chân sau điều trị ung thư. Những cảm giác lạ này được gọi là bệnh ở thần kinh ngoại vi. Nếu bạn đang có những dấu hiệu này, đạp xe tại chỗ tốt hơn cho bạn so với những bài tập nặng khác.

Phụ nữ bị ung thư vú có thể luyện tập để phần trên cơ thể khỏe hơn nhưng chỉ nên làm thật từ từ.

Tốt nhất là hãy nói cho bác sĩ biết nếu bạn còn bất kì thắc mắc gì về sức khỏe của mình cũng như những hoạt động thể thao mà bạn muốn tham gia.

Thể dục thể thao có lợi gì?

Có nhiều lí do chính đáng để tập thể dục. Tăng chất lượng cuộc sống về cả mặt thể lực và tinh thần là lợi ích trước nhất. Một số nghiên cứu cho kết quả rằng tập thể dục đẩy nhanh tốc độ hồi phục sau điều trị ung thư. Tập thể dục thường xuyên giúp bạn giảm stress và có một cơ thể tràn trề năng lượng.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ bị ung thư vú nếu tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày, 4 ngày mỗi tuần thì giảm đáng kể sự lo lắng sợ hãi. Càng sớm luyện tập sau điều trị, sức khỏe hồi phục càng nhanh. Theo thống kê 4 trong 10 phụ nữ  tuyệt vọng trong vòng một năm sau phát hiện ung thư, vì thế luyện tập thể dục sẽ có thể rất hữu dụng  với họ.

Một nghiên cứu khác công bố vào tháng 3 năm 2007 nói rằng phụ nữ sau khi điều trị ung thư vú và sau 3 tháng tập thể dục đều đặn cảm thấy khỏe hơn, khả năng vận động vai tăng lên, và có thể đi bộ liên tục trong 12 phút.

Các nhà khoa học cũng đã đi sâu tìm hiểu xem thể dục có thể làm giảm mệt mỏi trong quá trình điều trị ung thư hay không. Trong một nghiên cứu tiến hành trên 38 người đang điều trị ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt bằng phương pháp xạ trị, các nhà nghiên cứu yêu cầu một nửa trong số họ luyện tập đều đặn những bài tập thể dục nhẹ nhàng tại nhà. Sau 4 tuần, nhóm bệnh nhân này có thể đi bộ nhiều hơn 10.000 bước, như người bình thường.

Một nghiên cứu khác tiến hành chương trình thể dục cho những bệnh nhân đang điều trị tích cực tại bệnh viện. Sau nghiên cứu, những bệnh nhân này nói rằng họ cảm thấy khỏe hơn nhiều. Vì thế, bị ung thư không nên là lí do làm bạn ngừng tập thể dục. Mệt mỏi và cảm giác yếu ớt được ghi nhận là một trong  tác dụng phụ thường gặp nhất mà những đợt điều trị ung thư gây nên. Việc luyện tập thể dục đều đặn sẽ giúp đẩy lùi nhưng ảnh hưởng không tốt này.

Những bài tập cường độ nặng là những bài tập trong đó hệ xương phải vận động nhiều, như là chạy bộ hay chèo thuyền. Loại bài tập này có thể bảo vệ bạn khỏi loãng xương. Loãng xương là mối quan tâm lớn của nhiều phụ nữ thời kì sau mãn kinh có ung thư phụ thuộc hormon và không sử dụng liệu pháp thay thế hormon.

Bắt đầu nào!

Nếu bạn vẫn đang trong đợt điều trị hoặc vừa mới kết thúc đợt điều trị ung thư, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu tập thể dục nếu muốn. Cường độ luyện tập tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng quát của bạn. Nếu đây là lần đầu tiên bạn tập thể dục, hãy bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng trong thời gian ngắn sau đó tăng cường độ tập từ từ. Nếu bạn bắt đầu với một bài tập cường độ cao ngay lập tức, bạn sẽ thấy rất mệt mỏi và đau đớn vào những ngày tiếp theo. Đừng ép cơ thể bạn phải tăng tốc.

Hãy bắt đầu và kiên trì, bạn sẽ khỏe lên trông thấy. Có người đã nói, đừng để lười biếng hôm qua cản trở khởi đầu của ngày hôm nay. Đi bộ và bơi phù hợp với tất cả mọi người. Hãy luyện tập để tăng cường sức khỏe từng ngày!

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những giai đoạn cảm xúc khi mắc ung thư vú

CTV Mai Mai - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Cancer research UK
Bình luận
Tin mới
  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 29/09/2024

    Ho do viêm thực quản ái toan là gì?

    Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.

  • 29/09/2024

    Nguy cơ của việc thiếu hụt Vitamin K2 ở trẻ em

    Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.

Xem thêm