Những hành vi này là đặc trưng của đa số các thanh thiếu niên trong lứa tuổi này, tuy nhiên, đây cũng có thể là những dấu hiệu trầm cảm. Những thay đổi đột ngột về tâm trạng của trẻ có thể sẽ khiến bạn băn khoăn rằng đó là dấu hiệu bình thường hay các triệu chứng về sức khoẻ tâm thần ở trẻ.
Trầm cảm ở thanh thiếu niên thường bao gồm:
Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu trên xuất hiện nhiều ngày trong tuần và kéo dài trên 1-2 tuần, thì có thể trẻ đã bị trầm cảm. Dưới đây là những cách giúp bạn có thể tiếp cận và trò chuyện với trẻ.
Hỏi (và luôn hỏi)
Hãy tìm một nơi yên tĩnh, riêng tư để trò chuyện với trẻ. Sẽ dễ dàng hơn với trẻ nếu chỉ có một phụ huynh (cha hoặc mẹ) trò chuyện với trẻ, vì việc đối mặt với cả hai bố mẹ một lúc có thẻ sẽ quá sức với trẻ hoặc tạo ra bầu không khí căng thẳng hơn. Bạn nên đưa ra các dấu hiệu của trẻ khiến bạn lo lắng:
Sau đó, hãy tiếp tục cuộc trò chuyện bằng các câu hỏi gợi mở hơn:
Hỏi trẻ về các suy nghĩ về việc tự tử sẽ giúp trẻ tìm được những sự hỗ trợ dễ dàng hơn. Phía dưới sẽ cung cấp nhiều phương pháp dự phòng tình trạng tự tử. Nhiều cha mẹ cũng sẽ cảm thấy lo lắng và muốn đưa trẻ đến gặp các chuyên gia tâm lý ngay lập tức. Tuy nhiên, hãy bình tĩnh nói chuyện với trẻ trước, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về những gì đang diễn ra.
Nếu trẻ không cởi mở trong cuộc trò chuyện đầu tiên với bạn, hãy tiếp tục hỏi. Nếu trẻ lờ đi khi nói về tình trạng trầm cảm, hãy cố gắng nhắc trẻ rằng đó là một hiện tượng sức khoẻ bình thường, và trẻ không thể tự kiểm soát được nếu không có sự giúp đỡ từ người lớn.
Sẵn sàng lắng nghe
Khi trẻ đã bắt đầu mở lòng hơn, hãy lắng nghe một cách tích cực để trẻ cảm thấy rằng trẻ đang được lắng nghe. Hãy cố gắng ngừng các việc bạn đang làm dở càng sớm càng tốt, như công việc, đang nấu bữa tối hay đang dỗ em bé đi ngủ để không bị mất đi cơ hội lắng nghe trẻ.
Trầm cảm đôi khi sẽ khiến trẻ cảm thấy mình trở thành gánh nặng cho người thân. Nếu bạn nói với trẻ những câu kiểu như “Chờ mẹ 5 phút” thì trẻ sẽ coi đó là một sự từ chối và sẽ ngần ngại trong việc “làm phiền” bạn trong lần tiếp theo.
Nếu bạn không thể dừng các việc bạn đang làm, thì bạn nên dành một chút thời gian để giải thích cho trẻ hiểu. “Mẹ rất muốn lắng nghe toàn bộ câu chuyện của con, nhưng mẹ cần cho em đi ngủ trước đã. Con có thể đợi mẹ khoảng 45 phút sau đó mẹ sẽ dành toàn bộ thời gian cho con, được chứ?”
Bạn có thể không hiểu hết những gì trẻ đang cảm thấy, nhưng tránh việc “thu nhỏ vấn đề” hoặc làm tổn thương trẻ bằng các câu nói như:
Thay vào đó, hãy nói những câu như:
Giúp trẻ tìm kiếm sự hỗ trợ
Mặc dù sự trò chuyện và giúp đỡ của bạn có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn trong suy nghĩ của trẻ, nhưng thường thì một sự hỗ trợ từ các chuyên gia vẫn là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng.
Nếu trẻ chống lại việc đi trị liệu, hãy nói chuyện với chuyên gia tâm lý hoặc với người giáo viên mà con bạn tin tưởng để trẻ cảm thấy thoải mái hơn với chuyện này. Có thể trẻ sẽ sẵn sàng trị liệu hơn khi có những người lớn khác mà trẻ tin tưởng cũng ủng hộ trẻ đi trị liệu.
Trò chuyện với trẻ về quá trình trị liệu sẽ diễn ra như thế nào cũng sẽ giúp làm sáng tỏ suy nghĩ của trẻ. Nếu trẻ lo lắng về việc nhập viện hoặc bị ép uống thuốc, hãy trao đổi với chuyên gia về những băn khoăn này của trẻ để giúp các chuyên gia có chiến lược tiếp cận trẻ tốt hơn.
Giảm thiểu thời gian để trẻ một mình
Hãy khuyến khích trẻ tham gia vào các công việc gia đình để trẻ cảm thấy được ủng hộ hơn. Tuy nhiên, vẫn cần tôn trọng không gian riêng tư và những lúc trẻ muốn ở một mình.
Hãy nhớ rằng trầm cảm là một căn bệnh. Nếu trẻ bị cúm, trẻ sẽ cần được nghỉ ngơi, không làm việc nhà và nghỉ học. Tuy nhiên bệnh trầm cảm vẫn có thể rút hết năng lượng của trẻ và khiến trẻ không thể tham gia được vào các hoạt động thông thường. Trẻ có thể cảm thấy:
Khuyến khích trẻ làm những việc vừa sức và thường xuyên nhắc nhở trẻ thay vì chỉ trích trẻ. Cố gắng không tạo thêm căng thẳng cho trẻ bằng các câu nói kiểu như: “ Sắp hết hạn nộp đơn đăng ký vào đại học rồi đấy” hoặc “Con không cần ôn thi cuối kỳ à?”. Nhiều khả năng trẻ vốn đã rất áp lực về những vấn đề này rồi và thậm chí trẻ sẽ tự nhận lỗi về mình khi những vấn đề trên gặp khó khăn.
Thay vào đó, hãy cho trẻ lựa chọn một vài việc nhà trẻ có thể làm và tìm cách giúp trẻ hoàn thành những công việc dang dở một cách có kế hoạch hơn.
Ví dụ, nếu ở trường trẻ đang có một dự án, một bài tập nhóm, bạn có thể:
Tạo ra thay đổi của cả gia đình
Các thay đổi về lối sống có thể có rất nhiều lợi ích cho các triệu chứng trầm cảm. Những thay đổi có thể bao gồm:
Phối hợp thêm những thay đổi này vào thói quen hàng ngày của gia đình bạn có thể sẽ giúp cải thiện sức khoẻ chung của mọi người. Ngoài ra, những thói quen mới này cũng sẽ giúp tăng thời gian tương tác giữa mọi người trong gia đình, giúp trẻ được kết nối nhiều hơn.
Một số hoạt động bạn có thể cân nhắc:
Khuyến khích các mối quan hệ tích cực
Duy trì các tình bạn quan trọng có thể giúp trẻ cảm thấy được kết nối hơn khi trẻ gặp các vấn đề trong cuộc sống. Hãy cân nhắc việc cho trẻ “phá luật” một lần. Ví dụ, nếu bạn thường không cho trẻ ngủ qua đêm ở nhà bạn hoặc đi chơi buổi tối, bạn có thể cho phép trẻ làm một vài lần cho đến khi các triệu chứng của trẻ được cải thiện. Bạn cũng có thể ra điều kiện với trẻ: làm xong bài tập hoặc giúp mẹ làm bữa tối thì trẻ sẽ được sang nhà bạn ngủ.
Bạn cũng có thể khuyến khích trẻ thử các hoạt động sở thích mới, như chơi guitar, học vẽ hoặc chơi một môn thể thao. Làm từ thiện hoặc các hoạt động thiện nguyện khác cũng có thể giúp trẻ giảm thấy bớt trầm cảm.
Kết luận
Bạn là người biết rõ con mình hơn ai hết, vì vậy bạn có thể biết được khi nào có điều gì đó không ổn. Nếu trẻ thường xuyên có vẻ thấp thỏm hoặc cáu kỉnh, hãy nói chuyện với trẻ về việc tìm kiếm sự trợ giúp trong việc điều trị bệnh trầm cảm.
Trên hết, đừng quên nhấn mạnh rằng bạn luôn đứng về phía trẻ và sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để nhận được sự ủng hộ của trẻ. Trẻ có thể sẽ từ chối, nhưng nếu trẻ đang lắng nghe thì lời nói của bạn có thể tạo ra sự khác biệt.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thuốc chống trầm cảm và nguy cơ tự tử
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.
Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.
Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Thịt bò là loại thực phẩm phổ biến, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể và có lợi cho sức khỏe, nhất là với một số nhóm người.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt.