Tập luyện thể lực giúp tăng cường chức năng miễn dịch
Khi bạn dành ra 30 phút đi bộ thì: các cơ bắp hoạt động và nhịp tim tăng lên, sẽ thúc đẩy các tế bào
miễn dịch từ các cơ quan miễn dịch đi ra ngoài (ví dụ như phổi, lá lách, các hạch bạch huyết).
Do đó có thể nói đi bộ giúp sản sinh nhiều tế bào miễn dịch, đặc biệt là các tế bào limpho (NK) và đại thực bào, đóng vai trò tìm kiếm và tiêu diệt các yếu tố gây bệnh. Hiệu quả này tuy ngắn nhưng theo thời thời gian sẽ giúp bạn có một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Tập luyện thể chất 30 đến 60 phút mỗi ngày là đủ để kích hoạt phản ứng miễn dịch này. Các số liệu đã chỉ ra dù chỉ như vậy cũng đã giúp giảm số ngày bị bệnh lên tới 50%, so với người ít vận động
Hít thở sâu sẽ dần giúp hệ hô hấp trở nên khỏe mạnh hơn
Mùa lạnh và mùa cúm có thể rất phiền phức nhưng có một lối sống năng động có thể giúp bạn khỏe mạnh hơn. Tập luyện đều đặn có thể đưa các vi khuẩn ra khỏi phổi và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Tập luyện thể chất giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính
Tập luyện thể chất cũng giúp đẩy lùi các hormone gây căng thẳng. Ngoài ra, điều này cũng giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh tiểu đường, và điều này vô cùng quan trọng vì tiểu đường chính là một trong các bệnh lý nền khiến bạn dễ mắc các bệnh khác hơn và tăng nguy cơ xảy ra biến chứng khi mắc bệnh.
Tập luyện thể chất quá nhiều có tác dụng đối nghịch
Thực tế, tập luyện thể chất không phải lúc nào cũng tốt hơn. Việc tập luyện thể chất quá nhiều dẫn đến tập luyện quá sức, ức chế chức năng miễn dịch và tăng khả năng nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Ngay cả việc đẩy bản thân đến mức cực đoan trong khi tập luyện cũng có thể có tác động tiêu cực. Cơ thể con người không được thiết kế để tập luyện thể chất cường độ cao kéo dài trong vài giờ. Khi cơ thể bạn sử dụng hết glycogen (nguồn năng lượng dự trữ) trong quá trình hoạt động, các hormone căng thẳng sẽ được giải phóng, đưa hệ thống miễn dịch vào "chế độ cảnh báo”.
Vì vậy, nếu bạn bắt đầu một chương trình tập luyện thể chất với hy vọng củng cố hệ thống miễn dịch của mình thì hãy có một chế độ tập luyện phù hợp và đừng tập luyện quá sức.
Làm thế nào để tập luyện một cách lành mạnh
Làm việc thông minh hơn. Nếu bạn đang tập luyện để chuẩn chuẩn bị cho một cuộc chạy đua, hãy lên một kế hoạch chi tiết và hiệu quả để giúp bạn có thể tăng dần cường độ tập luyện xen kẽ với các chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Nếu bạn không nghỉ ngơi đầy đủ hoặc không có ngày để phục hồi thì bạn đang tự làm tổn thương và gây quá nhiều áp lực lên hệ thống miễn dịch và cơ thể, khiến bạn bị bệnh và nhiễm trùng.
Giảm căng thẳng. Các yếu tố như thiếu ngủ, căng thẳng thần kinh và di chuyển nhiều cũng góp phần ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch khi bạn vẫn đang tập luyện với các bài tập nặng.
Hãy tìm điểm giao hòa giữa tất cả những yếu tố này - hãy lắng nghe cơ thể bạn. Nếu bạn đang tập luyện chuẩn bị cho một cuộc chạy đua đòi hỏi bạn phải tập luyện trong thời gian dài thì hãy cố gắng hạn chế áp lực từ các yếu tố khác.
Không tập luyện nếu bạn bị ốm. Đừng cố tập luyện nếu bạn đang bị ốm và đã lên kế hoạch để tập. Nếu bạn đang bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc bệnh nhiễm trùng thì hãy dừng việc tập luyện cho đến khi cơ thể đã khỏe lại. Nếu không, thời gian phục hồi của bạn sẽ bị kéo dài thêm.
Bảo vệ chính mình. Nếu bạn đang trong giai đoạn tập luyện căng thẳng hoặc bạn có một cuộc chạy marathon trên lịch của mình, hãy chắc chắn rằng bạn đã tiêm phòng cúm hoặc viêm phổi (nếu thích hợp) và giữ gìn vệ sinh sinh tốt như rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, và cố gắng tránh chạm tay vào mặt.