Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 loại thuốc có thể khiến bạn gặp nguy hiểm trong khi tập luyện - Phần 2

Chúng ta có thể cảm thấy sự khác biệt trong cơ thể mình do tác dụng của các loại thuốc cho nên bạn thực sự cần trang bị cho mình những kiến thức chuẩn trước khi tập luyện thể dục thể thao trong khi vẫn đang sử dụng các loại thuốc nói chung

4. Thuốc ngủ

Việc kê đơn thuốc ngủ là một cách thông thường để hỗ trợ giấc ngủ được sử dụng ở người lớn để giúp cải thiện tình trạng rồi loạn giấc ngủ. Tuy nhiên các tác dụng phụ của giấc ngủ thường gây phiền toái, kéo dài đến ngày hôm sau và làm cho bạn cảm thấy chậm chạp vào buổi sáng, và đặc biệt là trong lúc tập luyện.

Giải pháp an toàn là nếu thực sự phải dùng thuốc ngủ thì bạn hãy lên lịch tập vào khoảng thời gian khi mà bạn cảm thấy hoàn toàn bình thường, khi mà các tác dụng của thuốc ngủ đã hết.

5. Thuốc dị ứng

Như nhiều loại thuốc khác, các thuốc dị ứng có thể khiến bạn buồn ngủ, gà gật suốt cả buổi cho đến khi chúng hết tác dụng. Đó là bởi vì các thuốc dị ứng – thuốc kháng histamine thế hệ đầu tiên như diphenhydramine và hydroxyzine đi qua hàng rào máu não và ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng phối hợp hoạt động và gây buồn ngủ.

Bạn có thể thử một số loại thuốc khác nhau dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ để từ đó tìm cho mình loại thuốc phù hợp, giúp bạn cảm thấy thoải mái trong khi luyện tập. Nhưng tất cả các loại thuốc này đều có tác dụng làm tăng thân nhiệt của bạn, từ đó làm bạn cảm thấy quá sức, nóng bức và đổ nhiều mồ hôi hơn bình thường, đây cũng chính là con đường dẫn bạn đến với tình trạng thiếu nước.

Phương pháp giữ an toàn khi luyện tập nếu bạn phải sử dụng các loại thuốc dị ứng là chờ đến khi hoàn thành buổi tập mới nên sử dụng các loại thuốc kháng histamine - thuốc dị ứng. Nhưng nếu bạn đã sử dụng thì bạn nên trách xa các hoạt động tập luyện và các loại máy tập bao gồm xe đạp, tạ nặng và máy chạy.

6. Thuốc giúp thông mũi

Khi bạn cảm lạnh hoặc bị viêm xoang, việc dùng các loại thuốc giúp thông mũi sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng của mình. Tuy nhiên nếu bạn có kế hoạch luyện tập khi đang sử dụng loại thuốc này, bạn nên cẩn trọng vì chúng có thể gây tăng nhịp tim và huyết áp. Vì vậy, nếu bạn đang có vấn đề về tim mạch, các loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các tai nạn hoặc sự cố trong khi tập luyện.

Các thức vận động và luyện tập an toàn nếu bạn đang sử dụng loại thuốc này: Tốt hơn là chúng ta nên tạm nghỉ việc luyện tập cho đến khi chúng ta cảm thấy khỏe hơn và khi không còn cần đến thuốc nữa.

7. Thuốc nhuận tràng

Bạn có thể thấy thuốc nhuận tràng có thể chẳng có gì tương đồng với các loại thuốc kể trên, nhưng bạn vẫn cần cẩn trọng bởi chúng có thể khiến việc luyện tập trở nên tồi tệ hơn so với thông thường. Một số loại thuốc nhuận tràng hoạt động bằng cách kích thích co cơ trong ruột là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau quặn bụng.

Khi luyện tập, máu tới ruột ít hơn vì chúng phải bơm lên não và các cơ bắp càng làm cho hiệu ứng đau quặn trở nên tồi tệ.

Vậy giải pháp là gì? Tránh sử dụng thuốc nhuận tràng gần với thời điểm tập luyện để tránh cơn đau quặn bụng. Ví dụ bạn đi tập buổi sáng, thì hãy sử dụng thuốc vào buổi tối trước ngày hôm đó.

Những mẹo nhỏ từ chuyên gia đối với việc sử dụng thuốc an toàn cho việc tập luyện

Việc ngừng sử dụng một số loại thuốc vì nó ảnh hưởng đến việc tập luyện của bạn có thể không phải là việc bạn được quyền lựa chọn hay không. Do đó, dưới đây là những cách tốt nhất để bạn vẫn có thể sử dụng thuốc cho việc điều trị mà không làm gián đoạn quá trình tập luyện mà vẫn đảm bảo an toàn cho bản thân:

  • Luyện tập trước rồi sau đó mới dùng thuốc, đặc biệt nếu bạn là người có thói quen tập buổi sáng.
  • Hỏi ý kiến bác sỹ về việc căn chỉnh thời gian dùng thuốc, bởi bác sĩ sẽ dựa trên loại thuốc ưu tiên và những vấn đề sức khỏe của bạn để kê đơn hợp lý và chính xác hơn.
  • Ăn chút gì đó trước khi luyện tập bởi đồ ăn có thể làm chậm quá trình hấp thu của một số loại thuốc, nhờ đó thuốc uống vào vẫn có tác dụng như bình thường, chỉ là chậm hơn để bạn có cơ hội hoàn thành buổi tập một cách an toàn.
  • Hãy đợi sau khi các tác dụng của thuốc đã hết (thường là sau 4-6 tiếng) rồi mới bắt đầu luyện tập hoặc là đi tập trước khi dùng thuốc.
  • Hãy giảm cường độ của bài tập hoặc dừng lại và nghỉ ngơi nếu bạn cảm thấy quá sức.
  • Nếu bạn đang dùng phối hợp nhiều loại thuốc, chúng có thể tương tác với nhau và làm tăng các tác dụng phụ. Hãy cẩn trọng.

Chúng ta có thể cảm thấy sự khác biệt trong cơ thể mình do tác dụng của các loại thuốc cho nên bạn thực sự cần trang bị cho mình những kiến thức chuẩn trước khi tập luyện thể dục thể thao trong khi vẫn đang sử dụng các loại thuốc nói chung. Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy hỏi ý kiến bác sỹ xem liệu những ảnh hưởng của thuốc có cản trở việc luyện tập thể dục thể thao của bạn hay không.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các chấn thương thể thao thường gặp

Lê Việt Anh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm