Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao trẻ có thể đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm và điều này có nguy hiểm không?

Đổ mồ hôi vào ban đêm thực sự khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy tình trạng này có gì nguy hiểm hay không?

Đổ mồ hôi ở trẻ nhỏ vào ban đêm

Trên thực tế, theo nhiều nghiên cứu cho thấy, đổ mồ hôi bạn đêm có thể xảy ra với trẻ ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này có thể xảy ra thường xuyên, nhưng cũng có thể thi thoảng mới gặp phải. Một nghiên cứu tại Mỹ tiến hành năm 2012 trên 6.381 trẻ em từ 7 đến 11 tuổi cho thấy gần 12% trẻ bị đổ mồ hôi ban đêm hàng tuần.

Việc đổ mồ hôi ở trẻ khi ngủ đôi khi có liên quan đến các vấn đề sức khỏe, nhưng đôi khi chúng xảy ra mà không có lý do gì cả.

Các triệu chứng đổ mồ hôi ban đêm ở trẻ em

Đổ mồ hôi vào ban đêm có thể có những ý nghĩa khác nhau. Trẻ có thể khỏe và khô ráo trong cả ngày, nhưng trong khi ngủ say, chúng có thể:

  • Đổ mồ hôi cục bộ. Rất nhiều mồ hôi chỉ ra ở một khu vực nhất định. Đây có thể chỉ là da đầu hoặc toàn bộ đầu, mặt và cổ. Cha mẹ có thể thấy rằng gối của trẻ bị ướt trong khi ga giường lại khô. Trẻ lớn hơn có thể chỉ ra mồ hôi ở nách khi ngủ.
  • Đổ mồ hôi chung. Đây là hiện tượng đổ nhiều mồ hôi trên toàn bộ cơ thể. Khăn trải giường và gối của trẻ bị ướt vì mồ hôi và quần áo cũng vậy.

Cùng với việc đổ mồ hôi, trẻ có thể bị:

  • Đỏ bừng mặt hoặc toàn thân
  • Bàn tay hoặc cơ thể ấm
  • Rùng mình hoặc da sần sùi (do ướt đẫm mồ hôi)
  • Gắt gỏng hoặc chảy nước mắt vào giữa đêm vì mồ hôi nhễ nhại
  • Buồn ngủ vào ban ngày vì giấc ngủ của trẻ ban đêm bị xáo trộn do đổ mồ hôi quá nhiều
Nguyên nhân gây đổ mồ hôi ban đêm ở trẻ em

Đổ mồ hôi ban đêm có thể được chia thành hai loại tùy thuộc vào nguyên nhân:

  • Đổ mồ hôi chính: là đổ mồ hôi không có lý do hoặc do trẻ quá nóng.
  • Đổ mồ hôi thứ phát: thường là đổ mồ hôi toàn thân vì một lý do sức khỏe nào đó.

Nhiệt độ nóng

Đổ mồ hôi ban đêm thường gặp ở trẻ em ở mọi lứa tuổi, và chúng đặc biệt phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Việc trẻ ngủ với quá nhiều chăn, hoặc trong phòng quá nóng có thể khiến chứng đổ mồ hôi ban đêm trầm trọng hơn. Những trẻ nhỏ vẫn chưa học được cách chui ra khỏi chăn hay tự tháo bỏ đồ trên cơ thể, do vậy tình trạng đổ mồ hôi có thể nặng nề hơn.

Không có lý do đặc biệt

Đôi khi, chứng đổ mồ hôi ban đêm ở trẻ em xảy ra mà không có lý do gì cả. Trẻ nhỏ có nhiều tuyến mồ hôi hơn so với người lớn khi so cùng 1 diện tích da – vì đơn giản vì tuyến mồ hôi có số lượng nhất định và rõ ràng nếu so về diện tích da thì diện tích da trẻ nhỏ chỉ bằng một phần nhỏ so với người trưởng thành. Ngoài ra, cơ thể bé nhỏ của trẻ vẫn chưa học được cách cân bằng nhiệt độ thành thạo như người lớn. Điều này có thể dẫn đến đổ mồ hôi vào ban đêm mà không có lý do gì cả.

Di truyền học

Trẻ nhỏ đôi khi có thể là một phiên bản thu nhỏ của cha mẹ - ở mức độ di truyền. Nếu bản thân cha mẹ dễ bị đổ mồ hôi nhiều, trẻ có thể mang đặc tính di truyền này.

Cảm lạnh thông thường

Trẻ đổ mồ hôi vào ban đêm có thể là do cơ thể đang chống chọi với cảm lạnh. Cảm lạnh thông thường thường là tình trạng nhiễm virus. Trẻ dưới 6 tuổi có khả năng bị cảm lạnh cao nhất - và cũng có thể bị cảm lạnh hai hoặc ba lần một năm. Các triệu chứng của cảm lạnh thường kéo dài hơn một tuần.

Một số triệu chứng khác của cảm lạnh như: nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, tắc mũi, đau họng, ho, đau nhức cơ thể (mặc dù điều này thường liên quan đến bệnh cúm),…

Sức khỏe mũi, họng và phổi

Đổ mồ hôi ban đêm ở trẻ em cũng có thể liên quan đến các tình trạng sức khỏe thông thường khác, chẳng hạn như sức khỏe mũi, cổ họng và phổi - hệ thống hô hấp.

Không phải trẻ nào gặp phải các vấn đề này cũng sẽ bị đổ mồ hôi vào ban đêm. Tuy nhiên, theo nghiên cứu cho thấy trẻ đổ mồ hôi ban đêm có nhiều khả năng có các mối quan tâm khác về sức khỏe, như: dị ứng, hen suyễn, chảy nước mũi do dị ứng, phản ứng dị ứng trên da như bệnh chàm, chứng ngưng thở lúc ngủ, viêm amiđan, hiếu động thái quá, các vấn đề về tức giận hoặc nóng nảy…

Thay đổi nội tiết tố

Trẻ lớn hơn có thể đổ mồ hôi ban đêm do thay đổi nội tiết tố. Tuổi dậy thì có thể bắt đầu sớm nhất là 8 tuổi ở trẻ gái và 9 tuổi ở trẻ trai. Sự thay đổi thường đáng sợ đối với các bậc cha mẹ này – bắt đầu với sự sản sinh nhiều hormone hơn của cơ thể.

Tuổi dậy thì có thể gây ra việc tiết nhiều mồ hôi tổng thể hơn/hoặc chỉ bắt đầu đổ mồ hôi vào ban đêm. Sự khác biệt có thể nhận đầu tiên là mùi cơ thể. Nếu trẻ bắt đầu có mùi cơ thể, nguyên nhân gây ra mồ hôi ban đêm có thể là do tuổi dậy.

Phổi nhạy cảm hoặc bị viêm

Viêm phổi quá mẫn (HP) là một loại viêm phổi (sưng và đỏ) tương tự như dị ứng. Nó có thể xảy ra do hít phải bụi hoặc nấm mốc. Nguyên nhân này nghiêm trọng hơn các nguyên nhân kể trên, song tương đối hiếm gặp.

Cả người lớn và trẻ em đều có thể bị viêm phổi quá mẫn. Tình trạng viêm phổi có thể giống như viêm phổi bình thường hoặc nhiễm trùng phổi, nhưng nó không phải là một bệnh nhiễm trùng và không thuyên giảm khi dùng kháng sinh. Bệnh có thể bắt đầu khởi phát từ 2 đến 9 giờ sau khi hít thở phải bụi hoặc nấm mốc. Các triệu chứng thường sẽ tự biến mất sau 1 đến 3 ngày, miễn là loại bỏ được nguyên nhân gây mẫn cảm. bệnh cũng rất phổ biến ở trẻ em bị hen suyễn và các bệnh dị ứng khác.

Cùng với tình trạng đổ mồ hôi ban đêm, trẻ có thể có các triệu chứng như: ho, khó thở, ớn lạnh, sốt, mệt mỏi…

Ung thư ở trẻ em

U lympho và các loại ung thư khác cũng là một nguyên nhân rất hiếm – gây đổ mồ hôi vào ban đêm ở trẻ nhỏ. U lympho Hodgkin có thể xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi.

Bất kỳ loại ung thư nào ở trẻ cũng đều đáng sợ và rất khó khăn cho cả trẻ và cha mẹ. May mắn là loại ung thư hạch này có tỷ lệ điều trị thành công hơn 90%. Bệnh ung thư hạch và các bệnh tương tự khác sẽ phải trải qua những tiến triển khá xa mới có thể gây ra các triệu chứng như đổ mồ hôi ban đêm. Vì vậy, rất ít khả năng đây là nguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi khi ngủ.

Điều trị đổ mồ hôi ban đêm ở trẻ em

Trẻ có thể chẳng cần điều trị gì cả. Đổ mồ hôi đôi khi và thậm chí thường xuyên trong khi ngủ là bình thường đối với nhiều trẻ, đặc biệt là các bé trai.

Hãy thử cho trẻ mặc những bộ đồ ngủ thoáng khí hơn, nhẹ hơn. Chọn bộ đồ giường nhẹ hơn và nên giảm nhỏ hệ thống sưởi vào ban đêm để tránh tình trạng quá nóng.

Nếu có nguyên nhân cơ bản về sức khỏe như cảm lạnh hoặc cúm, chứng đổ mồ hôi ban đêm có thể sẽ biến mất khi trẻ vượt qua được tình trạng bệnh. Điều trị và kiểm soát các tình trạng sức khỏe khác như hen suyễn và dị ứng cũng có thể giúp kiểm soát chứng đổ mồ hôi ban đêm ở một số trẻ.

Khi bạn có các lo lắng về chứng đổ mồ hôi ở trẻ khi ngủ, hãy đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn kịp thời. Bác sĩ có thể khám vừa tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Bạn cũng nên liệt kê đầy đủ với bác sĩ các dấu hiệu đặc biệt nếu chúng xuất hiện ở trẻ. Các tình trạng mạn tính như hen suyễn và dị ứng cũng nên được thông báo để bác sĩ nắm được.

Tổng kết

Đổ mồ hôi ban đêm ở trẻ em có thể xảy ra vì một số lý do. Đôi khi trẻ - đặc biệt là các trẻ trai – đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm mà không có lý do sức khỏe nào cả. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sẽ không cần điều trị gì.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chi tiết nếu có bất kỳ mối quan tâm nào. Bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên chính xác, phù hợp và tốt nhất cho trẻ.

Tham khảo thêm thông tin tại: Vã mồ hôi sau sinh

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

Xem thêm