Rốn của bạn có thể là nơi không quá sạch sẽ. Và khi bạn nhìn thấy thứ gì đó trong rốn, bạn có thể muốn lấy nó ra. Nhưng một câu hỏi đặt ra đó là móc những thứ đó từ rốn có hại không?
Đầu tiên, thứ bên trong rốn của bạn là gì?
Có thể có rất nhiều thứ trong rốn của bạn. Đầu tiên, chúng ta có thể có xơ vải, hay theo khoa học gọi là là "lông tơ rốn". Đây là sợi vải từ quần áo rơi ra do áo sơ mi hoặc áo len của bạn cọ xát vào rốn khi bạn di chuyển trong ngày hoặc từ khăn tắm khi bạn lau khô người sau khi tập luyện hoặc sau khi tắm. Và phần lông quanh rốn của bạn đóng vai trò như một kênh dẫn xơ vải vào rốn của bạn.
Về bản chất, rốn lõm sâu vào có nghĩa là rốn có thể chứa vi khuẩn và độ ẩm dễ dàng hơn. Trong nghiên cứu vào tháng 11 năm 2012 trên PLOS One, họ đã tìm thấy 2.368 loại vi khuẩn khác nhau ẩn nấp trong mẫu 60 chiếc rốn của người tham gia nghiên cứu. Phần lớn vi khuẩn là duy nhất đối với một người cụ thể, nhưng một số loại vi khuẩn phổ biến nhất được tìm thấy, bao gồm: staphylococcus, corynebacterium và streptococcus.
Rốn của bạn cũng có thể chứa bụi bẩn, bã nhờn (dầu) và tế bào da chết. Những thứ này ở trong rốn có thể khiến mụn trứng cá, như mụn đầu đen phát triển ở rốn của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phát triển lông mọc ngược ở khu vực này, tình trạng này được gọi là viêm nang lông. Những tĩnh trạng như u nang biểu bì, hoặc vết sưng lành tính chứa đầy mủ, cũng có thể hình thành trong rốn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 loại thực phẩm giúp làm sạch đại tràng
Ảnh hưởng của việc ngoáy vào rốn của bạn
Nếu bạn đang nhẹ nhàng kéo ra một ít xơ vải thì không sao. Tuy nhiên, các vấn đề có thể xảy ra nếu bạn chủ động ngoáy rốn theo cách khiến bạn bị rách, xước da hoặc chảy máu. Những việc làm đó khiến bạn có thể có nguy cơ bị nhiễm trùng.
Bạn càng kích thích hoặc cậy da rốn, tình trạng sẽ càng trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là ở khu vực bị hạn chế nhiều như rốn. Ngoài ra, nếu bạn xỏ lỗ rốn và thường xuyên xỏ khuyên, bạn có thể dễ bị nhiễm trùng hoặc phát triển mô sẹo.
Các hậu quả của việc ngoáy rốn lâu ngày có thể bao gồm nhiễm trùng tụ cầu khuẩn hoặc tụ cầu vàng kháng methicillin. Cùng với đó, nấm men phát triển quá mức hoặc nốt sần ngứa cũng là những nốt ngứa xảy ra do ngoáy lâu ngày.
Ngoáy rốn có phải là dấu hiệu của triệu chứng nghiêm trọng?
Nếu bạn cảm thấy việc ngoáy rốn đã trở nên ngoài tầm kiểm soát của mình thì đó thực sự có thể là triệu chứng của chứng rối loạn ngoáy da có tên là rối loạn cào cấu hoặc chứng dermatillomania - một bệnh tâm thần có nguồn gốc từ chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Thường xuyên cậy da lành, vết thương hoặc vảy là một triệu chứng của bệnh. Trong trường hợp này, việc gặp chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp bạn tiếp cận con đường điều trị.
Làm thế nào để làm sạch rốn của bạn?
Đầu tiên, hãy biết rằng việc có một số vi khuẩn trong rốn của bạn là điều bình thường. Da của bạn có toàn bộ hệ vi sinh vật của riêng nó, bao gồm hàng triệu vi khuẩn, nấm và virus giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi thế giới bên ngoài.
Về cơ bản, bạn không nên cố gắng để làm cho rốn của mình quá sạch sẽ và hoàn toàn không có vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy mình đang nổi mụn trứng cá, viêm nang lông hoặc các vấn đề khác về rốn (chẳng hạn như ngứa rốn hoặc rốn có mùi), đó có thể là dấu hiệu bạn cần làm sạch thêm.
Bắt đầu bằng cách rửa rốn dưới vòi hoa sen bằng xà phòng và nước. Hãy chắc chắn rằng bạn lau khô rốn sau khi tắm. Sau đó, nhẹ nhàng chà rốn của bạn bằng tăm bông nhúng vào cồn và cố gắng giữ cho khu vực rốn khô ráo sau đó. Nếu bạn cào da quanh rốn, bạn nên dưỡng ẩm vùng da đó và băng lại. Hãy chắc chắn rằng khu vực rốn của bạn sạch sẽ và sau đó đừng chọc ngoáy quá nhiều vào rốn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mỡ bụng cứng và mỡ bụng mềm: Loại nào đáng lo ngại?
Vậy việc chọc ngoáy vào rốn có thể tệ đến mức nào?
Nếu đó chỉ là một sợi lông tơ vướng vào rốn, hãy nhẹ nhàng lau sạch nó. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng việc chủ động ngoáy bên trong rốn có thể làm rách da, dẫn đến nhiễm trùng và các vấn đề khác nếu bạn không cẩn thận. Vì vậy, nếu rốn của bạn thực sự cần được làm sạch thêm, bạn có thể sử dụng tăm bông thấm cồn, sau đó giữ cho khu vực rốn khô ráo. Ngoài ra, tốt nhất bạn nên làm sạch rốn một cách nhẹ nhàng và sau đó đừng cố chọc ngoáy vào rốn.
Chúng tôi mong rằng bài viết này đã cung cấp thông tin quan trọng về sức khỏe dành cho bạn. Nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng trong việc chăm sóc sức khỏe, Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ với cam kết hỗ trợ phát triển sức khỏe và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân, tư vấn dinh dưỡng cho tất cả các đối tượng… Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0935.18.39.39 hoặc 0243.633.5678 để nhận tư vấn chi tiết.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.