Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân khiến collagen bị cạn kiệt bởi tuổi tác

Collagen - một chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy sức sống. Nhưng theo thời gian, lượng collagen trong cơ thể ngày càng suy giảm. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các nguyên nhân khiến collagen bị cạn kiệt và một số cách giúp bổ sung collagen.

Ngày nay, collagen không còn quá xa lạ với mọi người. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng collagen là loại protein phong phú nhất trong cơ thể con người. Collagen có ở các cơ, gân, xương, dây chằng, mạch máu, da, niêm mạc ruột, các cơ quan và các mô liên kết khác.

Tại sao chúng ta phải gia tăng các sản phẩm về collagen? Liệu đây có phải là thứ chúng ta nên mua không? Không cần thiết. Đầu tiên, hãy xem xét xem liệu cơ thể đã tự sản xuất đủ lượng collagen cần thiết chưa.

Khi mức độ collagen của bạn suy giảm

Không có bất kì một phương pháp xét nghiệm máu hay phương pháp đo lường nào được sử dụng để kiểm tra lượng collagen hiện có trong cơ thể bạn là bao nhiêu. Tuy nhiên vào năm 2018, các nhà nghiên cứu đã tìm ra phương pháp sử dụng các đĩa xét nghiệm. Đồng thời, có nhiều cách để bạn biết rằng khi nào cơ thể mình đang thiếu collagen.

Khi bạn già đi, cơ thể sẽ sản xuất ít lượng collagen hơn. Điều này bắt đầu từ giữa đến cuối độ tuổi 20. Dấu hiệu của việc mất collagen bao gồm: da nhăn nheo do mất tính đàn hồi và gây cứng khớp. Ngoài ra, collagen còn liên quan trực tiếp đến sức khỏe đường ruột, gây ra triệu chứng loét và các vấn đề về tiêu hóa.

Tuy nhiên, bên cạnh quá trình lão hóa, lý do hàng đầu gây thiếu hụt lượng collagen là do chế độ ăn uống kém. Cơ thể của bạn không thể sản sinh ra collagen nếu không có các yếu tố cần thiết là các acid amin và các chất dinh dưỡng.

Đọc thêm bài viết: Những điều cần biết về thiếu máu thiếu sắt và lão hóa

Quy trình sản sinh ra collagen

Để tạo ra collagen hoặc bất kì loại protein nào thì cơ thể phải kết hợp với các loại acid amin. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại acid amin có trong cơ thể được tạo ra thông qua quá trình ăn uống và tiêu hóa các loại thực phẩm giàu protein như thịt, các loại đậu và sản phẩm từ sữa. Sau đó, cơ thể có thể tái tạo các loại acid amin thành collagen.

Trong quá trình tái tạo collagen, cơ thể đã sử dụng các loại vitamin và chất khoáng, đặc biệt là vitamin C, kẽm và đồng. Những chất dinh dưỡng này được tiêu thụ một cách tự nhiên từ các loại thực phẩm nằm trong chế độ ăn uống lành mạnh điển hình. Ngoài ra, các loại trái cây có múi, ớt đỏ và xanh, cà chua, bông cải xanh và rau xanh sẽ cung cấp vitamin C. Các loại thịt, động vật có vỏ, các loại hạt, đậu, ngũ cốc nguyên hạt sẽ cung cấp chất khoáng.

Tuy nhiên, khi bạn già đi, cơ thể sẽ không còn hấp thụ chất dinh dưỡng hoặc tổng hợp chúng một cách hiệu quả. Để đảm bảo cơ thể bạn có đủ thành phần sản xuất collagen, bạn có thể cần phải thay đổi các loại thực phẩm mà bạn đang ăn hoặc thực hiện chế độ ăn kiêng.

Các loại thực phẩm tốt nhất để sản sinh collagen

Cùng với các loại thực phẩm đã nêu trên, nước hầm xương được ủ và nấu ở nhiệt độ thấp sẽ chiết xuất ra collagen từ xương bò, gà, hoặc cá. Công thức nấu ăn ngon rất phong phú. Hầu hết sẽ liên quan đến việc ninh xương trong nước từ 12 - 48 giờ trên bếp hoặc trong một chiếc nồi sành.

Nếu có thể, bạn có thể mua nước hầm xương hữu cơ hoặc nấu nước dùng từ xương của những động vật được nuôi bằng phương pháp hữu cơ, để có thể giảm thiểu lượng thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh và các chất gây ô nhiễm khác trong nước dùng của mình.

Giống như collagen, gelatin cũng là một loại thực phẩm tốt khác để thúc đẩy khả năng tạo collagen từ cơ thể. Gelatin được tạo ra từ collagen, do đó nó cũng có thể quay trở lại dạng collagen.

Đọc thêm bài viết: 5 thực phẩm hỗ trợ để giúp chữa lành vết cháy nắng

Khi nào nên bổ sung collagen?

Bổ sung chất dinh dưỡng từ việc ăn thực phẩm tươi, thực phẩm hữu cơ là tốt nhất. Đó là những gì cơ thể bạn cần để tiêu thụ và tiêu hóa một cách tự nhiên. Nhưng việc bổ sung collagen là việc tốt thứ hai. Nếu bạn muốn bổ sung collagen, hãy chọn dạng bột. Bột collagen thủy phân (hoặc collagen peptide) thường không có hương liệu và dễ hòa tan trong đồ uống, sinh tố, súp và nước sốt.

Nuôi dưỡng làn da của bạn

Một số loại kem dưỡng da có chứa collagen tổng hợp để giúp phục hồi làn da của bạn. Loại kem này tạo ra một lớp màng ngoài da để giảm mất nước và bảo vệ da khỏi các yếu tố môi trường. Đừng quên rằng làn da của bạn là bộ phận trải rộng khắp cơ thể. Và có một cách đã được chứng minh để giữ cho nó được khỏe mạnh là có chế độ dinh dưỡng tốt.

Làn da của bạn là sự phản ánh bên ngoài về sức khỏe bên trong của bạn, do đó việc bạn nuôi dưỡng nguồn dữ trự collagen cũng sẽ giúp nuôi dưỡng làn da của bạn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nguyên nhân số một gây tổn thương da không phải do thiếu collagen, mà là do phơi nắng. Việc bổ sung collagen không thể giúp phục hồi tác hại của ánh nắng mặt trời trong nhiều năm.

Bổ sung collagen mỗi ngày bằng một cốc nước

Nếu cơ thể bạn có nguồn dự trữ collagen dồi dào thì làn da của bạn sẽ càng săn chắc hơn, các khớp cử động một cách trơn tru, cơ thể khỏe mạnh, trẻ trung. Cách chắc chắn nhất để cơ thể bạn sản xuất collagen là cung cấp đủ protein và các chất dinh dưỡng khác. Bằng cách uống một cốc nước hầm xương hoặc đồ uống khác pha với bột thủy phân collagen mỗi ngày.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 29/09/2024

    Ho do viêm thực quản ái toan là gì?

    Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.

  • 29/09/2024

    Nguy cơ của việc thiếu hụt Vitamin K2 ở trẻ em

    Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.

Xem thêm