Nhiều người không thể trải qua một ngày mà không có cà phê vào buổi sáng. Người ta luôn tin rằng caffeine là một chất kích thích được cho là giúp bạn tỉnh táo. Đây là điều không hề sai, tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng trong một số trường hợp, nhiều người lại nhận ra rằng họ vẫn cảm thấy buồn ngủ sau khi đã uống cà phê. Điều này có thể được giải thích bằng một số lý do như sau.
1. Caffeine không làm gián đoạn giấc ngủ
Một nhóm các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng uống cà phê trong vòng 4 giờ trước khi đi ngủ sẽ không khiến bạn tỉnh táo vào ban đêm. Họ đã theo dõi 785 tình nguyện viên trong khoảng một tuần bằng cảm biến cổ tay và nhật ký giấc ngủ. Kết quả của nghiên cứu khá ngạc nhiên: caffeine không làm gián đoạn giấc ngủ của những người này.
2. Cà phê có thể gây cảm giác mệt mỏi
Cảm giác cần đi vệ sinh sau khi uống cà phê là điều khá phổ biến. Điều này xảy ra vì caffeine đóng vai trò như một chất lợi tiểu. Nói cách khác, bạn có thể sẽ đi vệ sinh thường xuyên hơn sau khi uống cà phê. Khi cơ thể mất nhiều chất lỏng, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mất nước, kéo theo đó là cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ.
3. Cà phê làm giảm mức đường huyết
Nếu là người thích uống cà phê ngọt với nhiều đường và kem đánh bông, bạn rất có thể sẽ gặp phải tình trạng “sugar crash” - cảm giác nôn nao, mệt mỏi do “say” đường. Khi cơ thể tiêu hóa các loại đường đã qua xử lý, lượng đường trong máu của bạn bắt đầu giảm đi. Điều đó sẽ khiến cơ thể thiếu năng lượng và nhanh chóng cảm thấy mệt nhọc.
4. Nấm mốc trong cà phê có thể gây kiệt sức
Có thể bạn chưa biết, trong cà phê có thể vô tình chứa nấm mốc. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết các hạt cà phê đều bị nhiễm nấm mốc. Độc tố trong chúng có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi.
5. Cơ thể liên hệ căng thẳng với cảm giác buồn ngủ
Không ít người nhận thấy rằng họ có cảm giác bồn chồn sau khi uống cà phê. Lý do là bởi thức uống này làm tăng gấp đôi mức hormone căng thẳng trong cơ thể, kể cả khi bạn chỉ uống cùng một lượng mỗi ngày. Sau khi phản ứng ban đầu với căng thẳng trôi qua, bạn có thể sẽ muốn ngủ ngay sau đó, bởi buồn ngủ và mệt mỏi là những cách tự nhiên để cơ thể phản ứng với căng thẳng.
Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi vốn luôn là nền tảng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Với người bệnh đái tháo đường, việc ăn nhiều loại rau giàu dưỡng chất và chất xơ còn giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, đồng thời giúp người bệnh phòng ngừa nhiều biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh…
Mùa xuân, khi vạn vật sinh sôi, cây cối đâm chồi nảy lộc, cũng là lúc nhiều người phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu của tình trạng dị ứng.
Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.
Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị sâu răng. Vì vậy, hãy tiếp tục đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Với suy nghĩ đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt và bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ này.
Mỗi ngày chỉ ăn một bữa - có rất nhiều lý do để không ít người thực hiện cách ăn này như giảm cân, thải độc. Phương pháp này hiện đang được truyền tai nhau như một trào lưu.
Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc không có độc, có thể sử dụng lâu dài. Gần đây, táo đỏ đã trở thành một “cơn sốt” trong cộng đồng nhờ được quảng bá như một thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tình trạng rụng tóc phản ánh nhiều điều về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu tóc rụng nhiều, bạn có thể làm gì để mái tóc không thưa dần thêm?
Sinh mổ hay còn gọi là sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Có khoảng 30% ca sinh nở ở Hoa Kỳ diễn ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Hãy cùng VIAM tìm hiểu một số tác dụng phụ có thể xảy ra với mẹ sau khi sinh nhé.