Mạch máu là bộ phận tối quan trọng trong cơ thể chúng ta, các vấn đề và bệnh lý liên quan đến mạch máu dù là nhỏ nhất cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Có nhiều lý do dẫn tới các chứng bệnh dai dẳng này, trong đó 6 thói quen sau đây là những lý do phổ biến hàng đầu. Thay đổi được chúng là cách tốt nhất để bảo vệ các mạch máu của bạn.
1. Tiêu thụ quá nhiều đường
Đường có khả năng làm tăng huyết áp và đồng thời có thể làm suy yếu các tĩnh mạch. Nó cũng có thể gây viêm nhiễm các mạch máu, cản trở việc đưa máu tới các bộ phận khác, làm giãn và phình tĩnh mạch. Đặc biệt, hoa quả sấy khô – món đồ ăn thường dùng để thay thế đồ ngọt – cũng là một loại thực phẩm giàu calo và đường, ẩn chứa khả năng phá hủy dần dần các mạch máu của bạn.
2. Thường xuyên đeo thắt lưng hoặc mặc quần áo bó sát
Không thể phủ nhận rằng thắt lưng và quần áo bó sát có hiệu quả cao về mặt thẩm mỹ nhưng với các mạch máu, việc sử dụng những món đồ ấy trong thời gian dài là một mối nguy hại khổng lồ. Các món đồ bó sát ấy hạn chế khả năng lưu thông máu, cản trở việc đưa máu đến chân, tay và các bộ phận khác của cơ thế, lâu dần có thể tàn phá mạnh mẽ sức khỏe của bạn. Vì vậy, bạn nên xem xét lựa chọn những món đồ rộng rãi thường xuyên hơn, để dành các phụ kiện bó sát đã kể trên cho các sự kiện cần thiết.
3. Nằm ngủ sai tư thế
Nằm ngửa là tư thế ngủ khá phổ biến với tất cả mọi người. Dáng ngủ này có khả năng làm giảm các nếp nhăn trên khuôn mặt nhưng lại tiềm ẩn nhiều mối nguy hại với những người bị giãn tĩnh mạch. Dáng ngủ tốt nhất với các mạch máu là nằm nghiêng về phía bên trái vì khi ấy, áp lực lên tĩnh mạch được giảm một cách tối đa, giúp tăng cường lưu thông máu và ngăn máu tích tụ trong tĩnh mạch.
4. Cạo chân không đúng cách
Cạo lông chân thiếu cẩn thận quả thực là kẻ thù số một đối với các mạch máu của bạn. Lý do được đưa ra ở đây là khi thiếu cẩn thận hay khi vội vã, bạn thường vô tình làm xước da của mình dẫn đến chảy máu, gây tổn thương các mạch máu nhạy cảm nằm dưới da. Để tránh mối nguy hại từ đây, bạn hãy thật cẩn thận khi thực hiện công việc này và có thể xem xét lựa chọn loại dao cạo được thiết kế đặc biệt cho da khô.
5. Không tẩy tế bào chết cho chân
Khi tẩy tế bào chết, những động tác xoa bóp của bạn có tác dụng tuyệt vời trong việc kích thích lưu lượng máu, giữ cho các mạch máu luôn trong trạng thái hoạt động liên tục một cách trơn tru. Bên cạnh đó, việc lưu thông máu được cải thiện còn giúp tăng tốc độ sản xuất collagen, giữ cho đôi chân bạn luôn căng bóng, mịn màng.
6. Sử dụng bàn chải khô
Tuy có những hiệu quả nhất định về mặt thẩm mỹ nhưng việc sử dụng bàn chải khô lại ẩn chứa những mối nguy không hề nhỏ với các mạch máu của bạn. Nếu sử dụng nó quá thường xuyên hoặc quá mạnh, da bạn có thể sẽ phải chịu những vết cắt nhỏ từ lông bàn chải, dễ gây ra chảy máu và nhiễm trùng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tai biến ở mạch máu nhỏ.
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.