Trong số những vật dụng thường được sử dụng trong gia đình, chất tẩy đã được nhiều người biết đến như là một món đồ nguy hiểm. Tuy nhiên, còn có nhiều thiết bị và đồ dùng quen thuộc khác cũng có thể gây hại không kém. Nếu không được sử dụng đúng cách, chúng hoàn toàn có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
1. Giấy nhôm
Tuy rất tiện lợi, giấy nhôm vẫn có thể gây hại cho sức khỏe vì các hạt nhôm có thể truyền vào thức ăn. Nghiên cứu cho thấy, bạn có thể đang tiêu thụ lượng phèn chua (alum) cao hơn mức khuyến nghị khi nấu thức ăn bọc trong giấy nhôm. Hấp thụ quá nhiều phèn chua có thể dẫn đến bệnh tật, đồng thời làm trầm trọng thêm những vấn đề sức khỏe sẵn có khác.
2. Chảo chống dính
Chảo chống dính được phủ hóa chất polyfluoroalkyl (PFC), có thể giải phóng khí độc và hóa chất khi đun nóng. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng PFC có thể xâm nhập vào thức ăn từ chảo chống dính cũng như từ bao bì thực phẩm. Chỉ tính riêng ở Mỹ, nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 98% dân số nước này có PFC trong máu khi xét nghiệm.
3. Chất tẩy rửa cống rãnh và lò nướng
Chất tẩy rửa lò nướng có chứa kiềm ăn mòn, đồng nghĩa với việc chúng có thể gây bỏng cũng như các vấn đề về hô hấp nếu bị hít phải hoặc tiếp xúc trực tiếp trên da. Chất tẩy rửa cống cũng có thể ảnh hưởng xấu tương tự nếu người dùng hít, nuốt hoặc tiếp xúc trực tiếp ở mắt, đặc biệt là gây ngộ độc. Điều này là do chúng có chứa sulfur trioxide và sulfuric acid, vốn là những chất rất độc hại đối với con người.
4. Hộp đựng thức ăn bằng nhựa
Hộp đựng bằng nhựa vốn rất tiện lợi, nhưng mặt hạn chế của chúng là dễ làm thức ăn bị nhiễm hóa chất khi hâm nóng bằng lò vi sóng. Những hóa chất này được gọi là BPA, có mặt trong hầu hết các vật dụng bằng nhựa như hộp đựng hay chai lọ. BPA có liên quan nhất định đến hơn, dường như có liên quan đến các các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả nguy cơ ung thư, vô sinh, tiểu đường và béo phì.
5. Máy khử mùi, thanh lọc không khí
Nhiều nghiên cứu cho rằng các thiết bị làm sạch và tạo hương không khí có liên quan nhất định đến một số vấn đề sức khỏe. Các mối nguy hại được đề cập bao gồm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản, gây ra chứng đau nửa đầu và các vấn đề về hô hấp.
6. Băng phiến
Băng phiến có chứa naphthalene, vốn là chất bay hơi và tạo ra mùi đặc trưng của băng phiến. Tuy rất tốt trong việc đuổi côn trùng, naphthalene có thể gây tổn thương tế bào hồng cầu trong cơ thể. Hít băng phiến có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như đục thủy tinh thể và các biến chứng về gan.
7. Máy in laser
Nghiên cứu chỉ ra rằng máy in laser có thể giải phóng hạt có hại vào không khí, tương tự như lượng thải ra từ khói thuốc lá. Bởi vì các hạt có kích thước rất nhỏ, chúng có thể xâm nhập vào cơ thể con người và gây hại cho sức khỏe. Vì rủi ro tiềm ẩn này, bạn nên sử dụng dịch vụ in và đừng quên mở cửa sổ nếu dùng máy in trong phòng.
8. Pin
Pin cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta nếu sử dụng không đúng cách. Điều này là do nhiều loại pin được làm bằng axit sulfuric, rất có hại cho da nếu bị rò rỉ ra ngoài. Một nghiên cứu chỉ ra mối nguy hại đáng chú ý từ pin lithium-ion, vốn là loại được sử dụng trong điện thoại. Khi bị hỏng, pin lithium-ion có thể giải phóng một khí florua độc hại, gây nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là khi pin bắt lửa.
9. Chất tẩy
Chất tẩy trắng vốn được biết đến là ẩn chứa nhiều nguy hại, như khả năng gây bỏng, mù mắt và các vấn đề về hô hấp. Một nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng chất tẩy để dọn dẹp thường xuyên còn có thể dẫn đến các triệu chứng hen suyễn. Bên cạnh đó, thuốc tẩy khi trộn với các sản phẩm vệ sinh và làm sạch khác có thể gây ra phản ứng hóa học nguy hiểm, sinh ra khói và khí có hại, ví dụ như khí clo.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những loại phụ gia thực phẩm độc hại nên tránh.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.