Điều ngạc nhiên là tư thế khi ngủ cũng có thể làm chúng ta bị đau ở một số vị trí trên cơ thể. Chỉ có duy nhất một tư thế ngủ được các chuyên gia cho rằng, sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Dưới đây là những lợi ích bất ngờ từ việc nằm ngủ nghiêng về bên trái (đã được chứng minh bởi khoa học)!
Nằm nghiêng bên trái có thể hỗ trợ cho hệ bạch huyết
Theo Y học cổ truyền Ấn Độ, ngủ nghiêng về bên trái cho phép cơ thể lọc bỏ các dịch bạch huyết cũng như các chất thải qua các hạch bạch huyết tốt hơn vì phía bên trái là phía mà hệ bạch huyết chi phối.
Các nghiên cứu của châu Âu cũng chỉ ra rằng, ngủ nghiêng bên trái cũng có thể giúp cơ thể loại bỏ các chất cặn bã từ não dễ dàng hơn. Ngược lại, nếu nằm nghiêng bên phải, có thể sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của hệ bạch huyết.
Nằm nghiêng bên trái cải thiện tiêu hóa
Khi nói đến vấn đề tiêu hóa, ngủ nghiêng bên trái thường sẽ tốt cho hệ tiêu hóa hơn, đơn giản là do trọng lực. Đặc biệt, khi nằm nghiêng bên trái, các chất cặn bã từ thức ăn có thể dễ dàng di chuyển từ đại tràng xuống phía dưới hơn (nghĩa là bạn sẽ dễ đi đại tiện khi thức dậy hơn). Ngủ nghiêng bên trái cũng có thể làm dạ dày và tụy ở vị trí tự nhiên của nó (dạ dày nằm ở phía bên trái cơ thể), do vậy, có thể làm sự phát triển của các enzym tụy và các quá trình tiêu hóa khác hoạt động mạnh hơn.
Nằm nghiêng bên trái tốt cho tim
Các bác sỹ đã từng khuyên những phụ nữ mang thai rằng nên nằm nghiêng bên trái để cải thiện tuần hoàn của tim. Nhưng kể cả khi bạn không mang thai (hoặc không phải phụ nữ), thì ngủ nghiêng bên trái cũng có thể làm giảm bớt áp lực cho tim, bởi trọng lực có thể tạo thuận lợi cho cả việc thoát dịch bạch huyết và lưu thông máu từ động chủ ra khỏi tim.
Một nghiên cứu được đăng trên tạp chí The Journal of Clinical Gastroenterology chỉ ra rằng, nằm nghiêng bên trái có thể giúp giảm các triệu chứng trào ngược axit. Nguyên nhân, một lần nữa là bởi vì dạ dày chúng ta nằm ở bên trái. Ngược lại, nằm nghiêng bên phải có thể sẽ làm các triệu chứng này nặng hơn. Ảnh hưởng này có thể thấy rõ ngay lập tức. Nếu bạn đang gặp vấn đề với chứng ợ nóng sau khi ăn, hãy thử nằm nghỉ nghiêng về bên trái trong khoảng 10 phút.
Nằm nghiêng bên trái có thể giảm đau lưng
Những người thường xuyên bị đau lưng mãn tính có thể sẽ thấy tác dụng giảm đau khi chuyển tư thế nằm nghiêng sang trái. Đó là bởi vì nằm nghiêng về một bên có thể làm giảm áp lực đặt lên cột sống. Cảm thấy thoái mái hơn sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.
Chú ý
Trong khi tất cả các lý do trên đều chỉ ra rằng, bạn nên nằm nghiêng bên trái, nhưng có một số người, ví dụ như những người bị bệnh tim mạch, mắc chứng ngưng thở khi ngủ, bị tăng nhãn áp hoặc mắc hội chứng ống cổ tay, có thể sẽ không phù hợp để nằm nghiêng về một bên khi ngủ.
Do đó, nếu bạn không chắc chắn về việc tư thế nằm ngủ nào có lợi cho mình, tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ.
Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.