Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 cách dự phòng hội chứng chết đột ngột ở trẻ

Hội chứng chết đột ngột ở trẻ em (SIDS) là một nỗi lo sợ đối với các bậc phụ huynh vì có thể gây nên tử vong ở trẻ nhỏ mà không có bất cứ lý do hay dấu hiệu nào báo trước cả.

8 cách dự phòng hội chứng chết đột ngột ở trẻ

Các chuyên gia vẫn chưa xác định được chính xác các nguyên nhân gây nên hội chứng chết đột ngột ở trẻ em. Tuy nhiên, chính bạn có thể làm những điều tưởng chừng như đơn giản để làm giảm nguy cơ cho con bạn.

Dưới đây là 9 cách bạn có thể thực hiện để giữ trẻ an toàn hơn.

Dùng núm vú giả

Không phải tất cả mọi trẻ em đều thích dùng núm vú giả. Ngoài ra, vẫn còn đang tồn tại một số tranh cãi quanh việc, ngậm núm vú giả có làm cản trở việc nuôi con bằng sữa mẹ hay không. Nhưng, một số nghiên cứu chứng minh rằng, sử dụng núm vú giả ở trẻ sơ sinh có thể làm giảm nguy cơ tử vong vì hội chứng SIDS.

Các bác sỹ cho rằng, hành động mút núm vú sẽ giúp não trẻ luôn ở trong trạng thái hoạt động, và dự phòng được các nguyên nhân “bất ngờ” khiến em bé ngừng thở.

Chú ý: Không bao giờ được gắn núm vú của trẻ bằng một sợi dây hoặc gắn vào các thiết bị, dụng cụ khác. Và nếu trẻ không muốn ngậm núm vú giả, thì bạn cũng không nên ép trẻ sử dụng.

Không hút thuốc lá

Nếu có việc gì đó bạn có thể làm để dự phòng hội chứng SIDS thì đó chính là không hút thuốc lá. Bạn cũng nên đảm bảo rằng, không có ai khác trong nhà có thói quen hút thuốc lá. Khói thuốc lá yếu tố hàng đầu dẫn đến hội chứng SIDS.

Nếu bạn đang mang thai và vẫn đang hút thuốc lá, bạn cũng nên bỏ thuốc ngay. Có những bằng chứng cho thấy, hút thuốc trong suốt thai kỳ có thể thay đổi cấu trúc não bộ của trẻ và làm trẻ dễ bị mắc hội chứng SIDS hơn sau khi sinh ra.

Không sử dụng tấm chắn nôi (crib bumpers)

Các tấm chắn nôi/cũi không nên được dùng trong nôi của trẻ bởi chúng chứa quá nhiều nguy cơ. Kể cả những tấm chắn nôi thế hệ mới nhất, với lời quảng cáo là “dễ thở” với bé, cũng chưa được đánh giá đầy đủ là hoàn toàn không có nguy cơ. Do vậy, tốt nhất, bạn nên giữ trẻ an toàn bằng cách không sử dụng các tấm chắn nôi.

Cho con bú

Nuôi con bằng sữa mẹ được chứng minh là có thể làm giảm nguy cơ mắc hội chứng SIDS. Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo, các bà mẹ nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời vì đây cũng là khoảng thời gian nguy cơ tử vong vì hội chứng SIDS cao nhất, và là khoảng thời gian mà sữa mẹ đem lại nhiều lợi ích nhất cho trẻ.

Không ngủ cùng giường với trẻ

Rất nhiều bậc cha mẹ cho rằng, ngủ cùng con sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cả cha mẹ và trẻ, nhưng mối liên quan giữa việc ngủ chung giường với con và hội chứng SIDS là không thể chối cãi được. Do vậy, tổ chức AAP khuyến nghị rằng, bạn chỉ nên ngủ cùng phòng với trẻ, mà không nên ngủ cùng giường với trẻ.

Không lạm dụng các loại thuốc

Đây là một trong số những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn lớn nhất gây ra hội chứng SIDS. Nếu bạn lạm dụng các loại thuốc kích thích hoặc các loại thuốc được kê đơn, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ để làm giảm tình trạng nghiện thuốc của bạn. Việc này sẽ tránh cho bạn được những sự hối tiếc muộn màng sau này.

Bật quạt trong phòng của trẻ

Hội chứng SIDS có liên quan đến việc không khí kém lưu thông hoặc quá nóng ở trong phòng của trẻ. Một nghiên cứu hồi cứu cho thấy sử dụng quạt trong khi ngủ có thể làm giảm 72% nguy cơ mắc hội chứng SIDS. Ngoài ra, sử dụng quạt trong phòng ngủ của trẻ còn mang đến một lợi ích khác. Đó là vì âm thanh “rù rù” phát ra khi quạt chạy có thể giúp bạn “ru” bé ngủ và làm bé ngủ được lâu hơn.

Để trẻ nằm ngửa

Bạn có thể đã nghe nói rằng, bạn nên đặt trẻ ngủ trong tư thế nằm ngửa. Nhưng, nếu trẻ thích ngủ trong tư thế nằm sấp hơn thì sao? Việc này là hoàn toàn có thể xảy ra, khi em bé từ 3-6 tháng trở lên, trẻ có thể tự cuộn mình hoặc lăn mình trong khi ngủ để nằm sấp xuống, cho dù bạn có đặt bé ở tư thế nằm ngửa.
Vậy, bạn có nên thường xuyên trông chừng trẻ và lật trẻ lại mỗi khi trẻ nằm sấp xuống hay không? KHÔNG! Tổ chức AAP cho rằng, nếu trẻ lăn hoặc cuộn mình một cách tự nhiên để chuyển từ tư thế nằm ngửa sang nằm sấp, thì bạn cứ để cho trẻ ngủ tiếp, miễn là bạn phải đảm bảo rằng:
  • Khi bắt đầu ngủ, bạn đặt trẻ nằm ngửa ở trong cũi/nôi
  • Đặt trẻ ngủ trên một bề mặt cứng.
  • Trong khu vực trẻ ngủ, không để bất cứ một thứ gì khác xung quanh như chăn, gối, đồ chơi mềm...

Bạn cần lưu ý điều gì?

Lo lắng và sợ hãi là một phần không thể thiếu khi làm cha mẹ. Nhưng bạn có thể giảm thiểu nguy cơ tử vong vì hội chứng chết đột ngột ở trẻ bằng việc thực hành những thói quen an toàn khi ngủ và thực hiện các biện pháp dự phòng.

May mắn thay, SIDS là một hội chứng rất hiếm gặp. Tỷ lệ hội chứng SIDS đã giảm hơn 50% nếu bạn đặt trẻ nằm ngửa. Không hút thuốc và không ngủ chung giường với trẻ (chỉ ngủ chung phòng) cũng đã làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong của trẻ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ngủ cùng con: Nên hay không?

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm