Nếu bạn đang ho ra một lượng máu đáng kể, hãy đi khám ngay. Nhìn thấy máu khi bạn ho có thể khiến bạn cảm thấy hoảng sợ, cho dù đó là nhiều hay ít máu. Ho ra máu thường là triệu chứng của một căn bệnh nào đó. Máu khi bạn ho ra có thể đến từ:
Khi nào cần gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện?
Điều quan trọng là liên hệ với bác sĩ điều trị bất cứ khi nào bạn ho ra máu, vì đó có thể là dấu hiệu của tình trạng hô hấp nghiêm trọng. Nhận trợ giúp ngay lập tức nếu:
Gọi cấp cứu nếu bạn đang ho ra một lượng máu đáng kể, có các triệu chứng khác như đau ngực hoặc khó thở hoặc nếu tình trạng ra máu trầm trọng hơn.
Cần lưu ý gì khi ho ra máu?
Máu chảy ra từ phổi hoặc đường hô hấp thường có hiện tượng sủi bọt. Điều này là do nó trộn lẫn với không khí và chất nhầy trong phổi. Màu sắc có thể từ màu gỉ sắt đến màu đỏ tươi. Chất nhầy có thể hoàn toàn dính máu hoặc chỉ có những vệt máu trộn với chất nhầy. Chảy máu miệng (trong trường hợp có vết thương hở trong miệng) không giống như ho ra máu. Nếu bạn bị chảy máu trong miệng, bạn có thể nhận thấy nó khi đánh răng hoặc sau khi ăn.
Nguyên nhân tiềm ẩn của ho ra máu
Một số vấn đề có thể khiến bạn ho ra máu, từ kích ứng cổ họng đến ung thư phổi.
Các nguyên nhân phổ biến
Khi bạn bị bệnh đường hô hấp hoặc ho mạnh, có thể gây kích ứng đường hô hấp và có khả năng khiến bạn ho ra máu.
Theo nghiên cứu năm 2015, các nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng ho ra máu ở bệnh nhân ngoại trú là:
Trong môi trường bệnh viện (bệnh nhân nội trú), những người ho ra máu có nhiều khả năng bị:
Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất của ho ra máu trên toàn thế giới là do bệnh lao.
Nguyên nhân hiếm gặp
Có một số nguyên nhân nghiêm trọng có thể gây ra ho ra máu và cần được điều trị y tế ngay lập tức. Những nguyên nhân này bao gồm:
Một số xét nghiệm và thủ thuật y tế cũng có thể có tác dụng phụ dẫn đến ho ra máu. Các thử nghiệm và quy trình này bao gồm:
Làm thế nào để điều trị các triệu chứng
Tùy thuộc vào nguyên nhân, ho ra máu có thể được điều trị bằng nhiều cách. Nếu thủ phạm đơn giản là kích ứng cổ họng do ho quá nhiều, viên ngậm và thuốc giảm ho không kê đơn có thể là đủ. Mục tiêu điều trị trước tiên là cầm máu, đặc biệt là lượng máu lớn, và sau đó điều trị nguyên nhân. Nếu nguyên nhân là do nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc. Trong trường hợp chảy máu nghiêm trọng, bạn sẽ cần đến bệnh viện. Bác sĩ có thể đề nghị một thủ thuật được gọi là gây tắc nội mạch để cầm máu. Các thủ tục hoặc phẫu thuật khác có thể cần thiết tùy thuộc vào nguyên nhân.
Cách ngăn ngừa ho ra máu
Ho ra máu thường là một triệu chứng của một bệnh, tình trạng hoặc bệnh tật. Bỏ qua các triệu chứng có thể khiến nguyên nhân trở nên trầm trọng hơn.
Phòng ngừa liên quan đến việc giải quyết vấn đề và điều trị thích hợp. Một số thay đổi lối sống có thể có lợi, chẳng hạn như bỏ hút thuốc (hoặc không hút thuốc) hoặc tránh ra ngoài trời khi ô nhiễm và khói bụi cao. Nếu bạn bị ho dai dẳng, đừng bỏ qua nó. Điều trị tình trạng ho dai dẳng có thể giúp bạn không bị ho ra máu.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các vấn đề về sử dụng thuốc ho trẻ em
Vitamin A từ lâu đã được biết đến với vai trò quan trọng tăng cường thị lực. Tuy nhiên nó còn có nhiều chức năng khác, đặc biệt nó hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm viêm và nâng cao khả năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng lại rất quan trọng đối với sức khỏe. Ngày nay các bậc cha mẹ đã được nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bổ sung vi chất an toàn và hiệu quả.
Tampon là gì? Ai có thể dùng tampon? Con bạn có dùng được không? Chuyên gia sẽ hướng dẫn và giải thích cho bạn, đồng thời đưa ra những ưu nhược điểm khi dùng Tampon.
Trong mùa thi, nếu các sĩ tử chỉ miệt mài học mà không quan tâm chế độ dinh dưỡng thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khó có thể đạt kết quả như mong muốn.
Dưới đây là danh sách các chứng bất dung nạp thực phẩm phổ biến nhất. Bài viết cũng sẽ giúp bạn tìm hiểu xem bất dung nạp thực phẩm khác với dị ứng thực phẩm như thế nào, cách phát hiện xem bạn có bất dung nạp thực phẩm hay không và bạn có thể làm gì nếu bất dung nạp một loại thực phẩm cụ thể.
Đối với người bệnh viêm khớp, thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà có thể trở thành một phần trong kế hoạch điều trị tổng thể do bác sĩ chỉ định.
Một số thai phụ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tiền sản giật... cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý đặc thù phòng ngừa biến chứng cho cả mẹ và con.
1000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển chiều cao tốt và nhanh nhất (từ trong bào thai và hai năm đầu đời). Sau này còn 1 giai đoạn cuối cho phát triển chiều cao là giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì