Tầm quan trọng của việc đo Inbody
Inbody là thuật ngữ chỉ việc phân tích chi tiết các thành phần cơ thể, bao gồm các chỉ số phân tích về tổng lượng nước cơ thể, lượng mỡ - cơ, sự phân bố mỡ - cơ, cân bằng lượng nước nội – ngoại bào, cân nặng xương, tỉ lệ vòng eo, các mốc mục tiêu cũng như đánh giá giới hạn của rất nhiều chỉ số khác... Thay vì đánh giá bằng chỉ số BMI thông qua chiều cao và cân nặng như bình thường, đo Inbody giúp chỉ ra các chỉ số chuyên sâu hơn, đồng thời giúp theo dõi tình hình sức khỏe, đưa ra các mục tiêu cụ thể giúp người tập thay đổi, nâng cao thể trạng.
Đo Inbody rất đơn giản, với các bước sau:
Dựa vào kết quả đo Inbody, các chuyên gia sẽ tư vấn cho người đo liệu trình hay một chế độ phù hợp, có thể là thay đổi cả chế độ ăn uống và tập luyện, hoặc thay đổi những điểm quan trọng. Đo Inbody là một quá trình đơn giản, nhanh gọn nhưng rất hiệu quả trong việc đánh giá và can thiệp cải thiện sức khỏe.
Các chỉ số đo Inbody
Trên 1 tờ phiếu đo chỉ số Inbody, có rất nhiều thông tin được đánh giá. Dưới đây là một số chỉ số quan trọng:
1. Phân tích thành phần cơ thể (Body Composition Analysis)
Ở phần đầu tiên, kết quả đo Inbody chỉ ra các chỉ số bao gồm: tổng trọng lượng nước cơ thể (Total Body Water), lượng protein (Protein), khoáng chất (Minerals) và khối lượng mỡ của cơ thể (Body Fat Mass). Các chỉ số này được so sánh với chỉ số trong khoảng trung bình so với cùng độ tuổi, giới tính của người đo. Ngoài ra, một số chỉ số khác như cân nặng (Weight), khối lượng mỡ tự do (Fat Free Mass)...
2. Phân tích cơ – mỡ (Muscle-Fat Analysis)
Phần 2 phân tích khối lượng cơ, mỡ so sánh với khoảng trung bình so với cùng độ tuổi, giới tính của người đo. Các chỉ số bao gồm: cân nặng (Weight), khối lượng cơ xương (hay cơ bám xương – Skeletal Muscle Mass) và lượng mỡ cơ thể (Body Fat Mass). Các chỉ số được biểu thị dưới dạng kilogam, và đánh giá tương ứng phần trăm so với khoảng trung bình chuẩn: dưới chuẩn (under), bình thường (normal) và quá chuẩn (over).
3. Phân tích tình trạng béo phì (Obesity Analysis)
Ở phần 3, chỉ số khối cơ thể (BMI) được dùng để xác định béo phì, dựa trên cân nặng và chiều cao. Phần trăm mỡ cơ thể (PBF – Percent Body Fat) biểu thị tỉ lệ phần trăm mỡ cơ thể so với trọng lượng cơ thể. 2 chỉ số được so sánh tương tự như phân tích cơ – mỡ (so sánh với khoảng trung bình theo các mốc dưới chuẩn-under, bình thường-normal và quá chuẩn-over).
Phần 4 là biểu đồ mô tả phân bố cơ và mỡ tại 5 vùng nổi bật trên cơ thể, bao gồm 2 tay, 2 chân và vùng bụng. Tại các vùng, chỉ số được biểu thị dưới dạng khối lượng (kilogam), tương ứng với phần trăm so với chuẩn và đánh giá chung tình trạng đó (dưới chuẩn-under, bình thường-normal và quá chuẩn-over).
5. Diễn biến thành phần cơ thể qua thời gian (Body Composition History)
Tại phần 5, các chỉ số cân nặng (Weight), khối lượng cơ xương (Skeletal Muscle Mass) và phần trăm mỡ cơ thể (Percent Body Fat) được biểu thị dưới dạng đồ thị đường kẻ, cho thấy quá trình thay đổi giữa các lần đo và phản ánh sự tiến bộ hay thụt lại trong việc cải thiện chất lượng các chỉ số đó.
6. Điểm đo Inbody (Inbody Score)
Phần 6 là điểm đánh giá chung của người đo trên thang điểm 100. Điểm đo Inbody đánh giá thành phần chung của cơ thể bao gồm cơ, mỡ và lượng nước, từ đó đưa ra điểm số. Số điểm càng cao, cơ thể càng cân đối và khỏe mạnh. Lưu ý: một số người cơ bắp có thể có số điểm vượt quá 100 điểm.
7. Dạng cơ thể (Body type)
Dựa trên kết quả chỉ số khối cơ thể (BMI) và phần trăm mỡ cơ thể (PBF – Percent Body Fat), loại cơ thể được biểu thị bằng điểm mục tiêu trên biểu đồ. Các loại cơ thể được liệt kê bao gồm: hình thể vận động viên (Athletic Shape), hơi béo (Slightly Obese), béo phì (Obese), hình thể cơ bắp (Muscular Shape), hình thể trung bình (average), hình thể cơ bắp thon gọn (Slim muscular), hình thể thanh mảnh (Slim), hình thể gầy (Thin), hình thể hơi gầy (Slightly Thin) và hình thể “teo cơ béo phì” (Sarco-penic obese).
8. Kiểm soát cân nặng (Weight Control)
Ở mục 8, các chỉ số chỉ ra trọng lượng cơ thể mục tiêu cần đạt được (Target Weight), cần thêm/trừ đi bao nhiêu kilogram để đạt trọng lượng mục tiêu (Weight Control), cần thêm/trừ đi bao nhiêu kilogram mỡ và cơ để cân bằng tỉ lệ cơ thể tối ưu (Fat – Muscle Control). Các điểm + có nghĩa là cần phải tăng thêm, trong khi các điểm – có nghĩa là cần giảm đi.
9. Đánh giá chung tình trạng béo phì (Obesity Evaluation)
Ở mục 9, tình trạng béo phì nói chung được đánh giá thông qua chỉ số khối cơ thể (BMI) và phần trăm mỡ cơ thể (PBF – Percent Body Fat). Các chỉ số được đánh giá dưới các mức: bình thường (normal), under (dưới mức bình thường), trên mức bình thường một chút (Slighty Over) và vượt quá mức bình thường tương đối (Over).
10. Đánh giá tình trạng cân đối cơ thể (Body Balance Evaluation)
Mục 10 đánh giá sự cân đối của cơ thể thông qua các phân tích ở mục 4. Sự cân đối được đánh giá ở phần trên cơ thể (Upper), phần dưới cơ thể (Lower) và so sánh 2 phần trên dưới (Upper-Lower). Các mức đánh giá bao gồm: cân đối (Balanced), hơi mất cân đối (Slightly Unbalanced) và rất mất cân đối (Extremely Unbalanced).
11. Các thông số khác của cơ thể (Research Parameters)
Mục 11 đưa ra kết quả một số thông số khác của cơ thể, bao gồm: mức chuyển hóa cơ bản (mức năng lượng cần thiết tối thiểu để duy trì sự sống – Basal Metabolic Rate) tính bằng kCal, tỉ lệ chu vi vòng eo/vòng hông (Waist-Hip Ratio), lượng mỡ nội tạng (Viceral Fat Level) tính bằng thang điểm và khối lượng xương của cơ thể (Bone Mineral Content) tính bằng kilogam. Các chỉ số được so sánh với khoảng trung bình chuẩn.
12. Một số chỉ số khác
Ngoài các chỉ số trên, kết quả đo Inbody còn có thể chỉ ra thêm một số kết quả khác như: chu vi vòng eo (Waist Circumference), chu vi các vùng cơ thể (Segmental Circumference), lượng calo khuyến nghị hàng ngày (Recommended calories intake per day), lượng calo cho việc tập luyện (Calorie expenditure exercise), huyết áp nếu có (Blood Pressure)... Các chỉ số này có thể được liệt kê trong phiếu kết quả hoặc không, tùy thuộc vào yêu cầu của các chuyên gia để đánh giá cụ thể cho từng đối tượng.
Tổng kết
Đo Inbody là một phương pháp đánh giá tình trạng cơ thể đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả. Việc đo Inbody giúp đánh giá cụ thể các chỉ số khối cơ thể, đưa ra các khuyến nghị thay đổi và căn cứ vào đó đánh giá mức độ chuyển biến của quá trình thay đổi bản thân. Đo Inbody có thể thực hiện ở bất cứ cơ sở nào có trang bị máy đo Inbody, tuy nhiên việc đọc các chỉ số vừa đưa ra các khuyến nghị cụ thể cần có sự tư vấn từ các chuyên gia. Do vậy, nên lựa chọn các cơ sở uy tín để được khám và đánh giá chính xác nhất.
Tham khảo thêm thông tin tại: Vì sao phải đo mật độ xương và ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm đo mật độ xương?
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.