Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao bạn không thể ngừng ho?

Bài viết này mô tả một số nguyên nhân phổ biến và không phổ biến khiến bạn bị ho dai dẳng kéo dài. Đồng thời đưa ra các chẩn đoán, cách điều trị ho và khi nào thì cần gọi ngay cho bác sĩ.

Có nhiều lý do có thể khiến bạn không thể ngừng ho. Ho mạn tính còn gọi là ho dai dẳng hoặc ho không ngừng là ho kéo dài trong ba tuần hoặc lâu hơn. Mặc dù cơn ho dai dẳng có thể gây khó chịu khiến bạn mất ngủ vào ban đêm, tuy nhiên hầu hết những cơn ho này không nghiêm trọng. Các nguyên nhân chính gây ho dai dẳng kéo dài có thể được phân loại thành:

  • Nguyên nhân do bệnh truyền nhiễm do virus hoặc sinh vật gây bệnh khác gây ra
  • Miễn dịch (do dị ứng)
  • Do phổi hoặc liên quan đến phổi
  • Do bệnh dạ dày thực quản (liên quan đến đường tiêu hóa trên )
  • Các nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm suy tim và ung thư.

Nguyên nhân phổ biến của ho liên tục

Nguyên nhân cơ bản khiến bạn ho dai dẳng kéo dài cần được phát hiện chẩn đoán, trước khi có thể điều trị và chữa khỏi thành công. Tuy nhiên, bạn có thể làm một số việc để giảm các triệu chứng ho một cách tạm thời. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể làm dịu hoặc chữa khỏi cơn ho của bạn.

Đọc thêm thông tin tại: Đau họng nên ăn uống thế nào?

Biện pháp khắc phục tại nhà

  • Thuốc ho và viên ngậm: Viên ngậm hoặc thuốc ho có thể làm giảm ho tạm thời. Những loại có chứa tinh dầu bạc hà có thể đặc biệt hiệu quả vì tinh dầu bạc hà hoạt động như một chất gây mê nhẹ.
  • Xông: Hít hơi nước từ nồi hoặc bát có thể giúp làm loãng chất nhầy trong phổi và có thể làm giảm ho. Bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào nước để nâng cao hiệu quả.
  • Máy tạo độ ẩm: Sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ tạo thêm độ ẩm trong không khí, giảm kích ứng do không khí khô. Máy tạo độ ẩm có thể giúp giảm ho bằng cách giảm kích ứng trong đường thở của bạn.
  • Mật ong: Một thìa mật ong  có thể làm dịu cơn ho và làm dịu cổ họng bị kích ứng.

Thuốc không kê đơn

  • Thuốc giảm ho không kê đơn: Những loại thuốc này có chứa các thành phần như dextromethorphan giúp giảm ho bằng cách giảm độ nhạy cảm của đường thở. Nếu cơn ho khiến bạn khó ngủ vào ban đêm, bạn có thể dùng thuốc ho có chất kháng histamin nhẹ an thần để ngủ ngon hơn.
  • Thuốc mỡ: Vicks VapoRub là một loại thuốc mỡ chứa tinh dầu bạc hà dùng để xoa lên ngực, mang lại cảm giác mát lạnh và có thể làm dịu cơn ho.
  • Thuốc kháng histamine: được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng của bệnh hen suyễn dị ứng hoặc dị ứng đường hô hấp trong đó có ho.

Thuốc theo toa

  • Thuốc kháng histamin H2: Thuốc chẹn H2 được sử dụng để giảm ho thông qua việc điều tiết giảm sản xuất axit dạ dày ở những người bị trào ngược axit hoặc trào ngược dạ dày thực quản.
  • Thuốc kháng sinh: được sử dụng hết để loại bỏ nhiễm trùng do vi khuẩn có thể gây ho, như viêm phổi do vi khuẩn.
  • Thuốc hít: Các loại thuốc hít khác nhau được sử dụng để điều trị bệnh hen suyễn hoặc COPD như thuốc giãn phế quản giúp mở đường thở và corticosteroid giúp giảm viêm.

Bạn nên hỏi bác sĩ trước khi cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ uống thuốc không kê đơn. Ngay cả mật ong, dầu khuynh diệp, thuốc mỡ bôi ngực làm giảm ho và xông tinh dầu có thể gây nguy hiểm cho trẻ em và trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân phổ biến gây ho mạn tính kéo dài

Nguyên nhân gây ho mạn tính có thể chỉ là những nguyên nhân thông thường. Mặc dù vậy, phần lớn ho mạn tính có nguyên nhân không nghiêm trọng hoặc ít nhất là có thể kiểm soát được bằng cách điều trị thích hợp.

Các nguyên nhân gây ho mạn tính có thể được chia thành các loại.

Nguyên nhân phổ biến

Nguyên nhân ít phổ biến

  • Dị ứng
  • Hen suyễn
  • Viêm phế quản
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
  • Khí phế thũng
  • Bệnh trào ngược dạ dày (GERD)
  • Thoát vị khe hoành
  • Viêm phổi
  • Do thuốc
  • Hội chứng chảy dịch mũi sau
  • Ho gà
  • Suy tim sung huyết
  • Xẹp phổi
  • Nhiễm nấm
  • Ung thư phổi
  • Phù phổi
  • Bệnh lao

 

Nguyên nhân viêm nhiễm

Nguyên nhân viêm nhiễm của ho mạn tính thường liên quan đến virus hoặc vi khuẩn. Nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm nấm và ký sinh trùng. Các trường hợp gây ho kéo dài do viêm nhiễm phải kể đến:

  • Ho sau nhiễm virus: Cảm lạnh thông thường và cúm có thể gây ho kéo dài sau nhiễm virus. Điều này khác với ho phát sinh từ các triệu chứng cấp tính như chảy dịch mũi sau hoặc đau họng. Thay vào đó, đây là hệ quả do tổn thương viêm ở đường thở do nhiễm virus.
  • Viêm thanh khí phế quản: Đây là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm thanh quản, khí quản và phế quản. Ở trẻ em, bệnh viêm thanh khí phế quản có thể gây ho ông ổng.
  • COVID: Ho kéo dài là đặc trưng của nhiễm COVID-19 cấp tính, thường kèm theo sốt, khó thở và mất vị giác hoặc khứu giác.
  • Viêm phổi: Cả viêm phổi do virus và vi khuẩn đều có thể gây ho kéo dài do viêm phế nangtrong một hoặc cả hai phổi.
  • Ho gà:, những cơn ho dai dẳng kèm theo âm thanh "khục khục" đặc trưng khi một người hít vào.

Đọc thêm thông tin tại: Viêm phổi: Ăn gì và không nên ăn gì?

Nguyên nhân miễn dịch

Đây là những cơn ho được kích hoạt bởi một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch. Có ba nguyên nhân phổ biến:

  • Dị ứng : Dị ứng theo mùa trong đó viêm mũi dị ứng có thể gây ho kéo dài. Dị ứng với môi trường do tiếp xúc với nấm mốc, mạt bụi và lông mèo cũng có thể gây ho kéo dài.
  • Hen suyễn dị ứng: Còn được gọi là hen suyễn ngoại sinh, xảy ra khi hệ thống miễn dịch giải phóng histamine để đáp ứng với một chất gây dị ứng. Ho là do cả sự thu hẹp đường thở co thắt phế quản
  • Hen suyễn không do dị ứng: Còn được gọi là hen suyễn nội sinh, xảy ra khi cơ thể giải phóng các hóa chất gây viêm để đáp ứng với các chất kích thích như khói, điều kiện thời tiết, nhiễm trùng đường thở, phụ gia thực phẩm và các tác nhân môi trường khác. Ở một số người, ho là triệu chứng duy nhất, được gọi là bệnh hen suyễn dạng ho .

Nguyên nhân do phổi

Ho liên tục kéo dài có thể do các bệnh mạn tính ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, ví dụ như:

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD):  COPD là nguyên nhân quan trọng gây ho mạn tính, thường kèm theo khó thở, thở khò khè và tức ngực. Hút thuốc lá vừa là nguyên nhân gây ra COPD vừa là tác nhân gây ra các đợt cấp của COPD .
  • Viêm phế quản: Cả viêm phế quản cấp tính và mạn tính đều có thể khiến người bệnh ho liên tục. Với bệnh viêm phế quản mạn tính, ho thường có đờm.
  • Khí phế thũng: Đây là một dạng COPD nặng hơn mà triệu chứng ho có đờm mạn tính là đặc điểm chính. Khí phế thũng xảy ra khi phế nang bị tổn thương gây ra tiếng rỗ trong phổi.
  • Giãn phế quản: Đây là tình trạng xảy ra khi đường thở bị tổn thương và giãn rộng. Nguyên nhân giãn phế quản có thể do viêm nhiễm trước đó, suy giảm miễn dịch và các tình trạng như xơ nang hoặc bệnh mô liên kết .

Nguyên nhân dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản dù thỉnh thoảng hay mạn tính thì đều có thể gây ho khi axit dạ dày đi qua cơ thắt thực quản - đây là van mà qua đó thức ăn đi từ thực quản vào dạ dày. Hai nguyên nhân do dạ dày thực quản phổ biến gây ho mạn tính bao gồm:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): là một dạng trào ngược axit mạn tính. Ho kéo dài có thể xảy ra vào ban đêm khi nằm và ho khan vào buổi sáng do viêm thực quản.
  • Thoát vị hoành: Đây là khi một phần của dạ dày nhô vào trong khoang lồng ngực qua lớp cơ hoành . Thoát vị hoành có thể phá vỡ vị trí bình thường của cơ vòng thực quản, khiến axit chảy ngược vào thực quản.

Nguyên nhân do thuốc

Các loại thuốc được gọi là thuốc ức chế men chuyển dùng để điều trị huyết áp cao và suy tim có thể gây ho mạn tính cả ban ngày và ban đêm. Thuốc ức chế men chuyển liên quan đến ho mạn tính.

Nguyên nhân hiếm gặp gây ho kéo dài

Nguyên nhân ít gặp hơn của tình trạng ho liên tục  kéo dài bao gồm:

  • Suy tim sung huyết: Suy tim có thể gây ho kéo dài. Cơn ho này có thể có đờm bọt hồng và ho tăng lên khi nằm xuống, thường đi kèm với khó thở.
  • Xẹp phổi: Tràn khí màng phổi (xẹp phổi) có thể gây ho kéo dài. Ho thường bắt đầu đột ngột. Ngoài ho, bệnh nhân có thể nhận thấy khó thở cũng như tiếng thở có tiếng lạo xạo.
  • Nhiễm nấm: Các bệnh do nấm như coccidioidomycosis, bệnh histoplasmosis và bệnh cryptococcosis.
  • Ung thư phổi: Ung thư phổi là nguyên nhân ít gây ho kéo dài nhưng bạn cần lưu ý đến các yếu tố nguy cơ mắc bệnh. Khoảng 50% người bị ung thư phổi bị ho vào thời điểm chẩn đoán.
  • Phù phổi: Đây là khi chất lỏng tích tụ trong phế nang, gây ho và khó thở. Phù phổi có thể do suy tim và các tình trạng khác như nhiễm trùng phổi, rối loạn thần kinh và thuốc.
  • Bệnh lao: Ngoài ho kéo dài thì người bệnh lao còn bi giảm cân và đổ mồ hôi ban đêm là phổ biến.

Phân loại ho mạn tính kéo dài

Ho mạn tính về mặt kỹ thuật là ho kéo dài hoặc tái phát thường xuyên trong hơn 8 tuần. Các đặc điểm của ho có thể khác nhau tùy theo nguyên nhân cơ bản và có thể được mô tả theo những cách khác nhau.

  • Ho có đờm: ho đi kèm dịch nhầy tiết ra từ đường hô hấp
  • Ho khan (không có đờm): tiếng ho khô, ông ổng, ngứa rát cổ họng, không có đờm
  • Ngoài ra có những trường hợp ho nghiêm trọng: gây đau đớn, có tiếng thở rít, khò khè, co giật

Các triệu chứng kèm theo ho kéo dài có thể bao gồm mệt mỏi, khó thở, ợ nóng, buồn nôn, sốt và nghẹt mũi. Những đặc điểm này có thể cung cấp cho bác sĩ biết manh mối về nguyên nhân và bản chất cơn ho của bạn.

Chẩn đoán

Điều đầu tiên bác sĩ sẽ làm là xem xét các triệu chứng và tiền sử bệnh của bạn và tiến hành khám lâm sàng, nghe phổi bằng ống nghe. Dựa trên những phát hiện, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm các xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu: Số lượng bạch cầu có thể được thực hiện để tìm dấu hiệu nhiễm virus hoặc vi khuẩn.
  • Nội soi phế quản
  • Chụp X-quang ngực: tìm viêm phổi và các nguyên nhân gây ho khác
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): tìm các nguyên nhân bệnh phổi.
  • Kiểm tra pH thực quản: Điều này được sử dụng để kiểm tra các dấu hiệu trào ngược axit.
  • Nội soi thanh quản
  • Xét nghiệm dịch mũi: kiểm tra các bệnh nhiễm trùng như cúm hoặc COVID-19.
  • Đo chức năng thông khí phổi: xét nghiệm đo lượng không khí bạn có thể thổi ra khỏi phổi. Nó thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh hen suyễn hoặc COPD.

Dấu hiệu cảnh báo việc ho kéo dài đang trở nên nghiêm trọng

Hầu hết các nguyên nhân gây ho đều được giải quyết và giảm dần theo thời gian. Nhưng nếu nếu cơn ho mạn tính của bạn đi kèm với những triệu chứng này, hãy gọi cấp cứu và nhập viện ngay

  • Đau ngực dữ dội
  • Nghẹt thở
  • Tiếng khò khè
  • Không thể thở được
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều
  • Phù mặt, lưỡi hoặc cổ họng
  • Choáng váng hoặc ngất xỉu
  • Khó thở nghiêm trọng
  • Sưng mặt hoặc lưỡi
  • Ho có máu

Khi bạn bị đau họng, cảm giác nóng rát và khó chịu do đau họng có thể khiến bạn khó uống hoặc ăn. Hãy tiếp tục đọc để tìm ra những thực phẩm tốt nhất để ăn và uống khi bạn bị đau họng và những thực phẩm bạn cần tránh. Liên hệ với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678 để được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ bị viêm amidan tư vấb bởi các chuyên gia đầu ngành.

Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell Health
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm