Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sữa chua – trợ thủ đắc lực chống lại bệnh đường ruột trong mùa hè

Mùa hè thường nóng ẩm, thay đổi thời tiết thường xuyên là điều kiện thích hợp cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Bổ sung sữa chua hằng ngày không chỉ cung cấp protein, vitamin mà còn được xem là trợ thủ đắc lực giúp chống lại bệnh tật thông qua củng cố đến 70% hệ miễn dịch ở đường ruột.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mùa hè được xem là điều kiện phát triển nhiều bệnh lý đường ruột, đặc biệt là ở người cao tuổi và trẻ nhỏ.

Sữa chua – trợ thủ đắc lực chống lại bệnh đường ruột trong mùa hè - Ảnh 1.

Bởi mùa hè, thời tiết thay đổi thất thường lúc mưa lúc nắng, độ ẩm tương đối cao. Đặc biệt, nhiệt độ cao là yếu tố thuận lợi khiến vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển mạnh. Đối với hệ tiêu hóa, các loại như virus như tả, lỵ, thương hàn, rota virus hay E.Coli… phát triển mạnh vào mùa hè và gây rối loạn đường tiêu hóa.

Các dấu hiệu cho thấy đường tiêu hóa không khỏe mạnh như tiêu chảy, táo bón, hay các biểu hiện nhẹ như sau khi ăn bị đầy bụng khó tiêu...

Một trong các cách giúp phòng tránh bệnh tiêu hóa vào mùa hè chính là chú trọng việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ăn đủ các nhóm chất, bổ sung thêm rau xanh và trái cây… Đặc biệt, hệ tiêu hóa là nền tảng cốt lõi hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp sản sinh kháng thể tốt cho cơ thể, hệ tế bào miễn dịch đường ruột cũng tham gia vào quá trình chống nhiễm trùng.

Vì thế, việc củng cố, bổ sung các dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa rất quan trọng. Và một trong các thực phẩm tốt chính là bổ sung mỗi ngày 1 hộp sữa chua giúp củng cố 70% hệ miễn dịch tại đường ruột, đây được xem là trợ thủ giúp phòng chống bệnh vào mùa hè.

"Sữa chua được lên men tự nhiên từ sữa nên giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch. Sữa chua được lên men từ chủng men Lactobacillus Bulgaricus, khi vào đến đại tràng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn đường ruột phát triển, từ đó ức chế hại khuẩn gây bệnh, hỗ trợ đường ruột khỏe mạnh. Sữa chua giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn nên những người ăn sữa chua thường xuyên (ít nhất 1 hộp mỗi ngày) có hiệu suất hấp thụ dưỡng chất cao hơn những người khác. Những người bị các bệnh lý đại tràng hay trẻ bị các vấn đề rối loạn tiêu hóa như ỉa chảy, táo bón… ăn sữa chua giúp đường tiêu hóa ổn định, khỏe mạnh hơn", PGS.TS Nguyễn Thị Lâm nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, PGS.TS. Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, sức khỏe tiêu hóa đóng vai trò quan trọng đối với sức đề kháng và sức khỏe của cơ thể con người, đặc biệt hệ đường ruột được xem như người gác cổng, hàng rào đường ruột, bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho cơ thể.

Vị chuyên gia nhấn mạnh, 70% hệ miễn dịch biểu mô nằm ở đường tiêu hóa. Nếu đủ khỏe mạnh, nó có thể xác định, trung hòa, tiêu diệt hầu hết tác nhân gây bệnh trên đường chúng xâm nhập vào cơ thể. Do đó, tiêu hóa khỏe đồng nghĩa hệ miễn dịch khỏe mạnh và là chìa khóa phòng tránh bệnh tật, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Các chuyên gia khuyến cáo, để ăn sữa chua, nên chọn các sản phẩm của các đơn vị uy tín, có tiếng cũng như đảm bảo lượng men cần thiết. Tránh sử dụng các sản phẩm của các cơ sở tự chế, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Sữa chua – trợ thủ đắc lực chống lại bệnh đường ruột trong mùa hè - Ảnh 3.

Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên ăn sữa chua cho các đối tượng, như trẻ ăn dặm có thể ăn 1/3 hộp mỗi ngày, trẻ trên 1 tuổi có thể ăn 1 hộp ngày. Trẻ lớn hơn, người trưởng thành hay người cao tuổi có thể ăn 1-2 hộp sữa chua/ ngày tùy theo điều kiện kinh tế và nhu cầu nâng cao sức khỏe của mỗi người. Có thể ăn sữa chua sau bữa chính khoảng 1 tiếng để phát huy tối ưu hiệu quả.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ngâm hàu trong nước cốt chanh có diệt được vi khuẩn Vibrio vulnificus?

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
Xem thêm